Anh Bôn làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo giới thiệu của lãnh đạo xã, tôi tìm đến cơ sở chế biến chè tư nhân của gia đình anh Trần Thế Bôn ở thôn Đồng Quýt,xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên. Cơ sở chế biến của anh xây dựng trên diện tích rộng chừng 1.000m2 và xưởng chế biến chè đen của anh vào những ngày tháng 3 này trở nên sôi động bởi đây đang là thời kỳ bước vào vụ thu hoạch, chế biến chè xuân.

Thu 
hái 
chè xuân.
(Ảnh: Tô 
Anh 
Hải)
Thu hái chè xuân. (Ảnh: Tô Anh Hải)

Tiếp chúng tôi, anh Bôn cho biết: Hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, lăn lộn tìm nhiều việc để kiếm sống, công việc chủ yếu của anh là đi mua chè trong dân rồi cân lại cho các đại lý. Nhưng anh cũng nhận thấy chè trong dân trồng nhiều, nhưng không có cơ sở chế biến nào để tiêu thụ sản phẩm cho bà con. Sau nhiều suy tính, năm 2005, anh Bôn quyết định vay vốn để đầu tư mở cơ sở chế biến chè. Từ số vốn ban đầu trên 300 triệu đồng, đến nay xưởng chè của gia đình anh đã có đầy đủ hệ thống máy móc, với 2 máy vò, 3 máng làm héo nguyên liệu, 1 máy sấy khô và sàng tơi phân loại chè, phòng lên men với hệ thống quạt gió, máy phun ẩm cung cấp đầy đủ ô xi và ẩm độ không khí cho quá trình lên men. Sản phẩm chè đen bán thành phẩm của cơ sở được bán cho các doanh nghiệp chè tư nhân ở Hà Nội, Vĩnh Phúc... Chỉ tính riêng vụ chế biến năm 2006 vừa qua, cơ sở của anh Bôn xuất bán trên 120 tấn chè đen, doanh thu đạt trên 1,5 tỷ đồng, đóng góp thuế cho Nhà nước gần 160 triệu đồng.

Nói đến xưởng chế biến chè của gia đình anh Bôn, bà con nhân dân trong xã ai cũng khâm phục bởi cách thức làm ăn của anh. Chè của bà con hái đem cân bán đến đâu được thanh toán tiền ngay. Vì vậy, cơ sở của anh luôn giữ được chữ tín đối với bà con. Bên cạnh đó, xưởng chế biến chè của gia đình anh hiện đang giải quyết việc làm cho 20 lao động là con em nhân dân trong xã với mức thu nhập ổn định từ 9 trăm ngàn đồng đến 1 triệu đồng/tháng.

Nhờ làm kinh tế giỏi, gia đình anh Bôn đã có nhà xây kiên cố, rộng rãi khang trang; sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền; có tiền để nuôi các con ăn học; giúp đỡ được một số người có hoàn cảnh khó khăn… Anh Bôn thật xứng đáng là tấm gương để nhiều người học tập.

Triệu Tuấn

Các tin khác
Anh Nguyễn Văn Sơn trao đổi về kỹ thuật trồng bạch đàn mô với các bạn trong chi đoàn Lâm trường Thác Bà.

YBĐT - Khi tìm hiểu về phong trào thanh niên lập nghiệp ở huyện Yên Bình, tôi thật sự ấn tượng về Nguyễn Văn Sơn - đoàn viên thanh niên ở Lâm trường Thác Bà - người có mô hình phát triển kinh tế rừng khá nhất ở huyện Yên Bình.

YBĐT – Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong những năm qua ở Lục Yên đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại tiêu biểu điển hình. ở bản Tặng Phầy xã Khánh Hòa (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) có một tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế như thế, đó là anh Nguyễn Văn Khánh.

YBĐT - Có lẽ chị Ngô Thị Hòa ở thôn 6, xã Văn Lãng, huyện Trấn Yên là người nuôi gà thả vườn nhiều nhất với số lượng một nghìn con.

Huyện Mù Cang Chải luôn chú trọng việc nâng cao kiến thức phát triển kinh tế cho phụ nữ dân tộc Mông.
(Ảnh: Thanh Xuân)

YBĐT - Hội Liên hiệp phụ nữ xã Púng Luông (Mù Cang Chải) là một trong những đơn vị đầu tiên của Hội Phụ nữ huyện được nhận hợp đồng ủy thác cho phụ nữ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và đã phát huy có hiệu quả nguồn vốn vay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục