Một người Dao làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 16/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Anh Trương Thanh Bên, dân tộc Dao ở thôn 10 Khe Mạ, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên là một trong những người tiên phong chuyển đổi phương thức sản xuất và phát triển kinh tế.

Năm 1986, sau khi lập gia đình, anh được nhận quyền sử dụng 10 sào ruộng nước, 8 ha đất đồi gò. Những năm trước, gia đình anh chủ yếu trồng lúa và ngô. Ngày ấy, phong tục tập quán sản xuất lạc hậu vất vả quanh năm nhưng không đủ ăn đôi khi còn bị đứt bữa lúc giáp hạt. Năm 1997, anh bàn bạc thống nhất với vợ vay 10 triệu đồng vốn giảm nghèo để cải tạo vườn rừng, trồng trọt, chăn nuôi với phương châm lấy ngắn nuôi dài. Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Phòng Kinh tế và Trạm Khuyến nông huyện, anh đã gieo cấy giống lúa lai Nhị ưu 838 năng suất cao. Vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm cộng với sự cần cù của hai vợ chồng nên năng suất lúa đạt 240 kg/sào. Không dừng ở đấy, anh tiếp tục đầu tư cải tạo 1,5 ha đồi gò trồng 200 cây cam sành, 50 cây hồng không hạt, 50 cây nhãn, vải... Đến nay, vườn cây ăn quả đã cho thu hoạch mỗi năm thu được 10 - 15 triệu đồng. Để tăng thêm thu nhập và có nguồn phân hữu cơ, anh nuôi lợn nái, mỗi lứa 6-7 con, mỗi năm thu được 6-8 triệu đồng. Với lợi thế vùng cao anh tận dụng nguồn nước be bờ đắp đập được 1.000m2 làm ao thả cá trắm, trôi, chép, mỗi năm thu được 4 - 5 tạ cá với trị giá 6 - 7 triệu đồng. Ngoài ra, với nguồn giống cây lâm nghiệp do Phòng Kinh tế và Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ, anh đã trồng được 6 ha keo tai tượng chuẩn bị đến thời kỳ khai thác.

 

Với sự quyết tâm, chịu khó học hỏi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi, thu nhập hàng năm sau khi trừ các khoản chi phí còn lãi 30 - 40 triệu đồng/năm, đời sống gia đình anh Bên ngày càng được nâng lên. Anh đã xây được nhà cửa khang trang, mua được xe máy và sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, chăm lo cho con cái học hành. Không chỉ biết làm giàu cho riêng mình, anh Bên còn tận tình giúp đỡ nhiều gia đình khác trong thôn bản về vốn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để bà con từng bước xóa dần cái đói cái nghèo và dần vươn lên làm giàu ở một xã vùng cao miền núi.

 

Nguyễn Văn Đoàn

Các tin khác
Nghề tranh đá quý ở Lục Yên. (Ảnh: Minh Tuân)

YBĐT - Tôi tìm gặp anh thương binh Mông Văn Thông, dân tộc Nùng quê xã Yên Thắng, nay sống ở tổ dân phố 4 thị trấn Yên Thế (Lục Yên). Người ta bảo rằng, anh là thương binh nhưng chẳng lúc nào chịu ngồi yên, rất bạo dạn dám nghĩ dám làm.

YBĐT - Đó là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, hiện đang giảng dạy tại Trường PTCS Dân tộc nội trú huyện Yên Bình. Sinh ra và lớn lên ở xã Thịnh Hưng (Yên Bình), từ nhỏ, Hằng đã mơ ước trở thành cô giáo dạy học ở quê nhà và ước mơ đó đã thành sự thật.

Anh Đặng Văn Hãnh chăm sóc đàn lợn.
(Ảnh: Đào Minh)

YBĐT - Đàn lợn hộc lên khi thấy có người lạ tới gần và anh Hãnh đưa tay khẽ vuốt vuốt chú lợn con đang chống chân lên thành chuồng. Liếc nhìn đồng hồ, anh Hãnh bảo: "Đến giờ chúng đòi ăn rồi đây mà !". Những xô cám được mang tới đổ vào máng xây và đàn lợn đứng thành hàng xốc thật lực nghe đến vui tai. Trông đàn lợn thật thích, con nào con nấy sạch sẽ, láng mượt.

Thu 
hái 
chè xuân.
(Ảnh: Tô 
Anh 
Hải)

YBĐT - Theo giới thiệu của lãnh đạo xã, tôi tìm đến cơ sở chế biến chè tư nhân của gia đình anh Trần Thế Bôn ở thôn Đồng Quýt,xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên. Cơ sở chế biến của anh xây dựng trên diện tích rộng chừng 1.000m2 và xưởng chế biến chè đen của anh vào những ngày tháng 3 này trở nên sôi động bởi đây đang là thời kỳ bước vào vụ thu hoạch, chế biến chè xuân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục