Trưởng thôn nuôi bò giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/4/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cách trung tâm xã gần chục cây số, chúng tôi đến gia đình ông Vũ Đức Hạnh ở thôn Đồng Bằng 3, xã Lương Thịnh (Trấn Yên). Ông là một trong 18 trưởng thôn của xã làm kinh tế giỏi.

Ông Hạnh rời quê hương Ninh Bình đi xây dựng vùng kinh tế mới từ năm 16 tuổi. Hơn 20 năm làm công nhân trồng rừng thuộc Lâm trường Việt Hưng mà đời sống gia đình vẫn rất khó khăn. Nhưng bây giờ cuộc sống gia đình ông Hạnh nay đã khác xưa rất nhiều, kinh tế đang giàu lên, xây được nhà kiên cố, sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Có được cơ ngơi như ngày hôm nay, ông Hạnh đã phải lăn lộn, tìm kiếm đủ việc để mưu sinh như: đốt gạch, tôi vôi bán cho bà con trong thôn, xã. Nhưng thu nhập cũng chỉ giúp gia đình ông cải thiện được phần nào cuộc sống, bởi sản xuất vật liệu xây dựng như gia đình ông vẫn chỉ là thủ công quy mô nhỏ.

Không nản chí, ông động viên vợ con phải tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng khác. Nghề mà ông nghĩ ngay đến là trồng cỏ nuôi bò vừa phù hợp với điều kiện của nông dân và đang được nhiều nơi phát triển. Bằng nguồn vốn vay ban đầu của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, ông có trong tay 10 triệu đồng, cộng thêm số tiền có được hàng năm dành dụm được từ bán gà thịt, nuôi vịt siêu trứng, ông mua 1 cặp bò giống về nuôi, xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, nền chuồng được đổ bê tông, hệ thống máng ăn, ngăn ô chuồng, nước vệ sinh, nước thải được bố trí liên hoàn nên trong chuồng lúc nào cũng sạch sẽ. Có thời điểm cao nhất ông nuôi đến 20 con bò, năm vừa rồi bán đi 8 con, thu gần 50 triệu đồng, lấy vốn đầu tư mở cửa hàng sửa chữa điện tử cho cậu con trai. Vào thời điểm đầu năm 2007 này, trong chuồng vẫn còn 12 con bò, trong đó 5 bò cái đang chuẩn bị đẻ. Từ nay đến cuối năm, ông sẽ có thêm 5 bê con và như vậy đàn bò của gia đình ông sẽ lại được tăng lên đáng kể. Để có thêm nguồn thức ăn nuôi bò, đỡ phải đi chăn thả xa, từ 2 sào cỏ voi ban đầu, thông qua các lớp tập huấn do cán bộ khuyến nông huyện phổ biến về kỹ thuật, mỗi năm ông nhân giống và trồng thêm một ít, đến nay ông đã có trên 1 ha cỏ voi.

Đồng thời, hàng năm ông Hạnh trồng 1,5 ha sắn đủ để bổ sung nguồn thức ăn tinh cho bò. Ngoài trồng cỏ nuôi bò, ông Hạnh còn phát triển thêm nhiều thứ cây trồng khác, chăn nuôi gia cầm để có thêm thu nhập. Gia đình ông có trên 1 ha keo, 2 sào chè đặc sản Bát Tiên. Xung quanh nhà, tận dụng bãi đất trống, ông nuôi gà thả vườn, chủ yếu là giống gà ri và đàn gà của gia đình ông lúc nào cũng có từ 70-80 con, nguồn trứng gà cũng cho gia đình ông khoản thu nhập đáng kể. Không chỉ làm kinh tế giỏi mà ông Hạnh còn là một người đại biểu HĐND xã gương mẫu và đầy trách nhiệm. Ông Hạnh thật xứng đáng để bà con chúng ta cùng học tập cách làm ăn.

Triệu Tuấn

Các tin khác

YBĐT - Anh Trương Thanh Bên, dân tộc Dao ở thôn 10 Khe Mạ, xã Tô Mậu, huyện Lục Yên là một trong những người tiên phong chuyển đổi phương thức sản xuất và phát triển kinh tế.

Nghề tranh đá quý ở Lục Yên. (Ảnh: Minh Tuân)

YBĐT - Tôi tìm gặp anh thương binh Mông Văn Thông, dân tộc Nùng quê xã Yên Thắng, nay sống ở tổ dân phố 4 thị trấn Yên Thế (Lục Yên). Người ta bảo rằng, anh là thương binh nhưng chẳng lúc nào chịu ngồi yên, rất bạo dạn dám nghĩ dám làm.

YBĐT - Đó là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng, hiện đang giảng dạy tại Trường PTCS Dân tộc nội trú huyện Yên Bình. Sinh ra và lớn lên ở xã Thịnh Hưng (Yên Bình), từ nhỏ, Hằng đã mơ ước trở thành cô giáo dạy học ở quê nhà và ước mơ đó đã thành sự thật.

Anh Đặng Văn Hãnh chăm sóc đàn lợn.
(Ảnh: Đào Minh)

YBĐT - Đàn lợn hộc lên khi thấy có người lạ tới gần và anh Hãnh đưa tay khẽ vuốt vuốt chú lợn con đang chống chân lên thành chuồng. Liếc nhìn đồng hồ, anh Hãnh bảo: "Đến giờ chúng đòi ăn rồi đây mà !". Những xô cám được mang tới đổ vào máng xây và đàn lợn đứng thành hàng xốc thật lực nghe đến vui tai. Trông đàn lợn thật thích, con nào con nấy sạch sẽ, láng mượt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục