Lò Tuyên Dung - người giàu tình yêu văn hóa dân tộc

  • Cập nhật: Thứ ba, 24/10/2023 | 7:35:52 AM

YênBái - Là một người con dân tộc Thái sinh ra và lớn lên trên quê hương Nghĩa Lộ - Mường Lò giàu bản sắc văn hóa, ông Lò Tuyên Dung - người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở bản Chao Hạ 2, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ là người đã góp công lớn giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc.

Ông Lò Tuyên Dung dạy chữ Thái trong một lớp mở tại địa phương.
Ông Lò Tuyên Dung dạy chữ Thái trong một lớp mở tại địa phương.

Đối với bản thân và gia đình, ông Dung luôn chú trọng việc phát huy các phong tục, tập quán truyền thống trong sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái như làm nhà sàn, mặc trang phục truyền thống, duy trì các nghi lễ tốt đẹp trong dịp Tết Xíp xí, trong các lễ hội; giữ gìn, truyền dạy cho con cháu cách chế biến các món ăn ẩm thực dân tộc Thái… 

Tham gia vào Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc thị xã Nghĩa Lộ, ông Dung say mê tìm tòi, nghiên cứu sâu về lịch sử văn hóa dân tộc Thái như về nguồn gốc tạo nên Mường Lò, về di tích Nậm Tốc Tát, đền Cầm Hánh… hay các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát… để tham gia ý kiến và góp phần vào việc khôi phục các giá trị văn hóa này. 

Trong những năm qua, xã Nghĩa Lợi đã phát triển các mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả. Ông Dung luôn sẵn sàng phối hợp, tư vấn giúp các hộ làm du lịch cộng đồng thiết kế nhà sàn truyền thống, bố trí, trang trí nhà cửa khoa học mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc. 

Ông còn cùng các hộ tuyên truyền, vận động chị em thành lập các đội văn nghệ truyền thống để biểu diễn, tuyên truyền tham gia chế tác các nhạc cụ dân tộc như khèn bè, trống, chiêng… xây dựng bản Chao Hạ 2 thành bản làng văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Đặc biệt, ông có niềm say mê nghiên cứu chữ Thái cổ. Ông cho hay: "Người Thái là một trong số ít dân tộc có chữ viết trong cộng đồng dân tộc thiểu số Việt Nam. Cho tới nay, dân tộc Thái có tới 6 bộ chữ ở mỗi vùng, miền khác nhau, phổ biến nhất là bộ chữ của người Thái đen bao gồm các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên với một kho di sản đồ sộ là hơn 3.000 bản sách cổ đang được lưu trữ ở bảo tàng tỉnh Sơn La và rất nhiều bản sách khác đang được lưu trữ trong cộng đồng”. 

Trong những năm qua, ông Dung đã tích cực góp sức truyền dạy chữ Thái cổ. Từ năm 2005 đến nay, vùng Mường Lò đã mở được 7 lớp dạy học chữ Thái, trong đó có 5 lớp ông Dung cùng tham gia và trực tiếp giảng dạy. Năm 2008 và 2009, ông cùng Nghệ nhân ưu tú Lò Văn Biến giảng dạy lớp chữ Thái cổ tại xã Nghĩa An và phường Tân An. 

Năm 2010, ông trực tiếp giảng dạy lớp chữ Thái ở Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Nghĩa Lộ do Phòng Văn hóa và Trung tâm Giáo dục thường xuyên mở. Năm 2020, ông tiếp tục trực tiếp giảng dạy lớp tại xã Hạnh Sơn do Hội Phụ nữ xã Hạnh Sơn mở. Năm 2023, ông lại giảng dạy trực tiếp tại lớp chữ Thái mở tại phường Cầu Thia. 

"Hiện nay, có rất nhiều người trong cộng đồng muốn học chữ Thái. Trên mạng xã hội cũng có những chương trình dạy chữ Thái online nhưng không phải ai cũng có điều kiện để tiếp cận những chương trình này” - ông Dung chia sẻ. 

Bởi vậy, ông mong có những lớp bồi dưỡng chữ Thái cho các giáo viên có năng khiếu và yêu thích chữ Thái để tạo nguồn giáo viên dạy chữ Thái, đưa được chữ Thái vào dạy ở các trường phổ thông; ngoài chương trình ở các trường phổ thông, mỗi năm nên có từ 2 lớp chữ Thái trong cộng đồng. 

Đồng thời, theo ông: "Nên nghiên cứu và có sự điều chỉnh về những quy định không phù hợp trong việc dạy và học chữ Thái; có chế độ khuyến khích các học viên; trong các lễ hội nên lồng ghép chương trình thi viết chữ Thái để khích lệ lớp trẻ yêu chữ viết và văn hóa của dân tộc mình”. 

Ấy là những tâm tư, mong mỏi của một người rất nhiều tình yêu văn hóa dân tộc như ông Lò Tuyên Dung, để cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành, ông tiếp tục có thêm cơ hội, điều kiện thuận lợi đóng góp công sức vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 

Thu Hạnh

Tags Nghĩa Lộ Mường Lò bản sắc văn hóa

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục