Những "đầu tàu" góp sức xây dựng quê hương Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/10/2023 | 2:12:30 PM

YênBái - Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn phát huy vai trò đầu tàu, gương mẫu đi đầu với “người thật, việc thật” có sức lan tỏa trong cộng đồng, tạo sức sống mạnh mẽ cho các phong trào thi đua chung sức xây dựng quê hương.

Ông Lường Đại Nghĩa - Trưởng thôn Pá Xổm, xã Phù Nham (ở giữa) tuyên truyền tại hộ dân.
Ông Lường Đại Nghĩa - Trưởng thôn Pá Xổm, xã Phù Nham (ở giữa) tuyên truyền tại hộ dân.

Thôn Pá Xổm, xã Phù Nham (thị xã Nghĩa Lộ) có 205 hộ và hơn 940 nhân khẩu, bà con chủ yếu làm nông nghiệp. Địa bàn thôn tương đối rộng, trình độ dân trí chưa đồng đều nên việc phát triển kinh tế còn hạn chế, đặc biệt là tiêu chí xây dựng NTM nâng cao còn gặp nhiều khó khăn. 

Do đó, ông Lường Đại Nghĩa- Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Pá Xổm, với vai trò là người có uy tín đã cùng cấp uỷ Đảng, Chi bộ thôn bàn bạc, phân công cán bộ đi tuyên truyền, vận động từng hộ dân trong thôn tích cực tham gia lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện các phong trào đóng góp xây dựng nông thôn mới (NTM).

Đặc biệt, để làm được con đường giao thông từ quốc lộ 32 vào trung tâm xã Phù Nham với chiều rộng 7,5m, hành lang 3m thuận tiện cho giao thông đi lại, phải kể đến sự đóng góp của hơn 80 hộ dân thôn Pá Xổm. Trong đó, ông Lường Đại Nghĩa đã gương mẫu đi đầu tự giải tỏa, chặt hạ cây lâu năm, phá dỡ các công trình phụ trợ, hiến trên 5.000 m2 đất ở và vật kiến trúc khác giá trị quy tiền ước trên 1 tỷ đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị thi công. 

Ông Nghĩa chia sẻ: "Bản thân tôi luôn ý thức phải gương mẫu đi đầu để mọi người học tập và làm theo; nói cho dân hiểu, làm cho dân tin, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định tại cơ sở”. 

Từ năm 2020 đến nay, người dân thôn Pá Xổm đã cùng nhau đóng góp xây được tuyến đường điện dài 2km với 80 bóng điện thắp sáng có tổng kinh phí 70 triệu đồng; thành lập được 5 tổ tự quản vệ sinh môi trường, 3 tổ tự quản đường điện thắp sáng đường quê; đóng góp lắp đặt hệ thống 5 camera giám sát đảm bảo an ninh chung trên địa bàn xã. Trong năm 2023, ông Nghĩa cùng cấp ủy chi bộ đã vận động nhân dân sửa chữa, mở mới tuyến đường nội đồng với tổng chiều dài trên 1 km với tổng kinh phí khoảng 120 triệu đồng. 

Ông Lưu Minh Anh - Phó Chủ tịch UBND xã Phù Nham chia sẻ: "Nhờ những đóng góp, vận động, giúp đỡ của ông Lường Đại Nghĩa, người có uy tín trong thôn mà đời sống tinh thần và thu nhập của người dân thôn Pá Xổm ngày càng được nâng lên. Bà con tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn giúp xã có tuyến đường khang trang, sạch đẹp; nhân dân trong thôn tích cực thu gom, xử lý rác thải bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững các tiêu chí NTM nâng cao, tiến tới cùng xã Phù Nham xây dựng xã trở thành phường vào năm 2025 theo nghị quyết của Đảng bộ xã và Thị ủy Nghĩa lộ nhiệm kỳ 2020-2025”.


Còn người có uy tín trong đồng ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp (huyện Văn Yên) - ông Bàn Văn Kim được ví như cây cổ thụ tạo điểm tựa vững chắc cho Làng Câu và phát huy vai trò, trách nhiệm đầu tàu gương mẫu góp sức cùng các cấp chính quyền dẫn dắt người dân xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.


Ông Bàn Văn Kim luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào, được bà con người Dao ở thôn Làng Câu, xã Tân Hợp tin tưởng, quý mến.

Làng Câu là thôn vùng 135 của xã Tân Hợp, có 142 hộ với trên 600 nhân khẩu, 100% là đồng bào Dao sinh sống. Những năm trước, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm trên 50%, dân cư sống rải rác, giao thông đi lại khó khăn. Tuyến đường trục thôn nhỏ hẹp nằm chênh vênh bên sườn núi mà cỏ mọc rậm rạp, lổn nhổn; trời nắng đi lại đã khó, trời mưa càng lầy lội, trơn trượt. Do đó, nguồn lương thực, thực phẩm của bà con trong thôn phần lớn tự cung, tự cấp do giao thương hạn chế.

Khi Nhà nước có chủ trương kiên cố hoá đường giao thông nông thôn, ông Kim đã tổ chức họp thôn tuyên truyền, cùng đại diện các hội, đoàn thể đến từng nhà vận động bà con hiến đất và đóng góp tiền, công sức. Trên cơ sở nguồn xi măng, cát sỏi Nhà nước hỗ trợ đến công trình, ông Kim đã bàn với lãnh đạo thôn xây dựng kế hoạch, dự toán và công khai phương án tài chính, kế hoạch làm đường đến tất cả các hộ.
 
Từ năm 2019 đến nay, người dân Làng Câu đã đóng góp trên 3,2 tỷ đồng, hơn 10.000 ngày công lao động, hiến trên 20.000 m2 đất để hoàn thành tuyến đường bê tông liên thôn dài 7 km. Trong đó, riêng gia đình ông Bàn Văn Kim hiến trên 2.500 m2 đất và đóng góp trên 40 triệu đồng tiền mặt kiên cố hoá  đường trục thôn. Có đường giao thông đi lại thuận lợi, bà con phấn khởi, đời sống, kinh tế các hộ gia đình trong thôn cũng ngày một nâng lên.

Ông Bàn Văn Kim chia sẻ: "Bản thân tôi luôn xác định nêu cao vai trò nòng cốt gương mẫu đi đầu, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bài trừ hủ tục lạc hậu, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”.

Bên cạnh đó, để thực hiện phong trào xây dựng NTM, ông Bàn Văn Kim đã kiên trì đến từng nhà vận động người dân di dời chuồng gia súc ra xa nhà, xây dựng công trình vệ sinh đúng quy cách, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, duy trì thực hiện các quy ước làng văn hoá.  Bản thân ông Kim đã hiến tiếp trên 1.500 m2 đất của gia đình để làm nhà văn hóa thôn và xây lớp học cho các cháu.

Ông Trần Văn Tặng – Bí Thư Đảng ủy xã Tân Hợp cho biết: "Đến nay tuy không còn làm trưởng thôn nhưng với kinh nghiệm công tác nhiều năm, sự nhiệt huyết, quyết đoán, luôn lắng nghe tâm tư của người dân, ông Bàn Văn Kim vẫn phát huy vai trò người có uy tín, gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua đó giúp lớp trẻ trong thôn noi theo, tiếp tục xây dựng và duy trì các phong trào góp sức xây dựng Làng Câu ngày càng phát triển”.

Những "đầu tàu" gương mẫu bằng "người thật, việc thật” như ông Nghĩa, ông Kim là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với người dân, có sức lan tỏa trong cộng đồng, tạo sức sống mạnh mẽ cho các phong trào thi đua chung sức xây dựng quê hương.

Bùi Minh

Tags đầu tàu xây dựng quê hương đồng bào dân tộc người có uy tín

Các tin khác
Cán bộ nông nghiệp xã Lao Chải trao đổi kỹ thuật chăn nuôi lợn đen với chị Sàng Thị Sua - vợ anh Giàng A Cheo.

Mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng, trong đó, 3/4 là vay mượn để xây dựng mô hình nuôi lợn đen bản địa theo hướng hàng hóa, anh Giàng A Cheo, ở bản Cồ Dề Sang B, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải không những thoát nghèo mà còn từng bước làm giàu.

Thương binh Nguyễn Thành Dân chăm sóc, thu hái lá dâu tằm của HTX.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Nguyễn Thành Dân ở thôn Thịnh Vượng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên là một trong những gương thương binh điển hình vượt khó vươn lên phát triển kinh tế tại địa phương.

Người Yên Bái tự hào khi “Nghệ thuật Xòe Thái” được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đa chiều, khách quan, hài hòa, tiếp nhận các giá trị mới tiến bộ trong đánh giá, nhìn nhận và xây dựng chiến lược phát triển văn hóa, xây dựng văn hóa gia đình trong thời kỳ mới chính là thiết thực góp phần xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập”.

Nữ thủ lĩnh thanh niên Hoàng Thị Hồng Thương vinh dự nhận Giải thưởng

Với sự năng động, sáng tạo và có nhiều cống hiến trong hoạt động Đoàn - Hội, chị Hoàng Thị Hồng Thương - Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Đại Minh, huyện Yên Bình vinh dự là một trong 82 cán bộ hội được Hội LHTN Việt Nam trao tặng Giải thưởng “15 tháng 10" năm 2023 tại Chương trình kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956-15/10/2023) vừa qua tại tỉnh Thái Nguyên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục