Thương binh Nguyễn Thành Dân làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ ba, 31/10/2023 | 11:15:23 AM

YênBái - Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thương binh tàn nhưng không phế”, ông Nguyễn Thành Dân ở thôn Thịnh Vượng, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên là một trong những gương thương binh điển hình vượt khó vươn lên phát triển kinh tế tại địa phương.

Thương binh Nguyễn Thành Dân chăm sóc, thu hái lá dâu tằm của HTX.
Thương binh Nguyễn Thành Dân chăm sóc, thu hái lá dâu tằm của HTX.

Năm 1979, tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc, ông Nguyễn Thành Dân đã gửi lại một phần xương máu của mình nơi chiến trường. Năm 1982, ông trở về địa phương và có gần 30 năm tham gia các chức vụ cán bộ chủ chốt ở địa phương. Trong chiến tranh cũng như trong thời bình, ông luôn đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. 

Năm 2020, ông nghỉ công tác tập trung vào phát triển kinh tế gia đình. Ông Dân cho biết, trước đây, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ dựa vào mấy sào ruộng, lại thêm thương tật trên cơ thể thường xuyên tái phát, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, lao động và sinh hoạt thường ngày.  

Bằng đôi bàn tay và ý chí và quyết tâm vươn lên trong phát triển kinh tế, từ một hộ đầu tiên của xã tham gia trồng dâu nuôi tằm ở Quy Mông, năm 2021, ông Dân đã vận động các hộ trong thôn thành lập Hợp tác xã (HTX) trồng dâu nuôi tằm với 10 thành viên, đến nay đã tăng lên 23 thành viên. Hiện gia đình ông có gần 1 ha dâu, mỗi năm thu được trên 1 tấn kén, thêm thu mua trên 7 tấn kén cho bà con trong thôn và thuê đất trồng trên 1ha dâu, tạo việc làm thời vụ cho 7 lao động ở địa phương với thu nhập trên 4 triệu đồng/người/tháng. Lý do thuê thêm đất trồng dâu, ông Dần cho biết, tại địa phương có một số hộ vì hoàn cảnh khó khăn phải đi làm ăn xa, đất sản xuất bỏ hoang nên gia đình đã thuê lại để phát triển diện tích. Thêm vào đó, gia đình cũng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc sơ chế thức ăn cho tằm từ cây dâu. Từ phân tằm, áp dụng biện pháp kỹ thuật ủ làm phân bón cho cây dâu... 

Ngoài ra, ông còn trồng gần 1 ha quế từ 7 đến 10 năm tuổi, gần 100 cây bưởi Diễn… Mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu về trên 200 triệu đồng. 

Không chỉ sản xuất giỏi, từng là cán bộ, nay là người có uy tín trong cộng đồng, ông luôn tuyên truyền, vận động bà con xây dựng đời sống văn hóa, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ gia đình khó khăn trong thôn từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.

Ông Trần Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Quy Mông cho biết: "Ông Dân luôn là người tiên phong trong phát triển kinh tế tại địa phương, đi đầu trong việc thành lập HTX góp phần nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm từ cây dâu tằm, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. 

Cùng với đó, ông Dân còn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tận dụng diện tích đất kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm. Ông Dân là thương binh gương mẫu "tàn nhưng không phế” đi đầu phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân tại địa phương”. 

Mô hình kinh tế của thương binh Nguyễn Thành Dân là một điển hình tiêu biểu của ý chí, tinh thần vượt khó vươn lên.

Hoài Văn

Tags Quy Mông Trấn Yên thương binh

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục