Giàu lên từ vốn cho vay hộ nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Không cam chịu đói nghèo anh Tô Văn Hộ, dân tộc Tày ở thôn Cây Luồng, xã Xuân Lai (Yên Bình) đã gần gũi những người có kinh nghiệm làm kinh tế, tiếp thu kiến thức từ các lớp tập huấn cây trồng vật nuôi. Từ vốn tri thức được trang bị cộng với nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Hội Nông dân đứng ra tín chấp đã thổi bùng lên trong anh ngọn lửa làm giàu.

Cách đây 5 năm, cuộc sống gia đình anh cũng khó khăn như nhiều hộ khác. Bắt đầu từ năm 2001, từ đồng vốn cho vay hộ nghèo anh đầu tư nuôi  trâu, bò sinh sản. Những chú bê chú nghé con ra đời lớn khôn xuất chuồng đã giúp cho đồng “vốn nghèo” của anh giàu lên. Đồng vốn sinh sôi nhờ sự chắt chiu tính toán, trong các năm 2003 – 2004 anh bàn với vợ con đầu tư vào phát triển vườn rừng.

 

Hiện anh đã có một vườn cây ăn quả và một trang trại trên đảo hồ để phục vụ phát triển trồng rừng. Sau bao ngày vất vả, rồi gia đình anh cũng đã trồng được 4 – 5 ha keo lai trên đảo hồ Thác Bà. Lấy ngắn nuôi dài dưới các tán keo mới lớn anh trồng các cây màu như: sắn, lạc cũng đem lại nguồn thu đáng kể cho gia đình. Với 4 sào lúa nước gia đình anh đưa lúa lai vào gieo cấy. Nhờ chăm bón tốt bình quân đạt 2,5 tạ/sào, mỗi năm 2 vụ lúa gia đình anh thu về trên 2 tấn thóc.

 

Trong các năm từ 2003 – 2006, gia đình anh tiếp tục đầu tư vào phát triển mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm và cá lồng. Cùng với nuôi trâu, bò anh đã đầu tư nuôi tăng đàn lợn từ  4 – 5 con lên 8 đến 10 con. Mỗi năm xuất chuồng từ 2 đến 3 lứa lợn. Các loại gia cầm cũng được anh đầu tư nuôi theo kiểu công nghiệp. Ngồi trong ngôi nhà xây cấp 4 khang trang với đầy đủ tiện nghi, anh bấm tay  nhẩm tính: “Tổng thu nhập của gia đình từ lúa và cây màu mỗi năm khoảng 13 đến 15 triệu đồng. Chăn nuôi mỗi năm thu khoảng hơn 10 triệu đồng. Bình quân mỗi năm thu nhập khoảng 25 đến 30 triệu đồng.”

 

Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc, bởi từ đồng vốn cho vay hộ nghèo và chính bàn tay khối óc của mình đã tạo dựng nên một gia đình hạnh phúc. Không chỉ nuôi hai con ăn học, anh còn nuôi hai đứa cháu thơ dại, lớn 5 tuổi, bé 2 tuổi con ông anh trai bị tai nạn mất, còn chị dâu bỏ đi để lại. Các con, các cháu được anh nuôi ăn học đã không phụ công lao đều đạt học sinh khá, giỏi, tiên tiến nhiều năm liền. Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh còn tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, được anh em trong thôn tín nhiệm bầu làm công an viên từ năm 2001 đến nay, rồi vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

 

Làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia công tác xã hội, suốt 5 năm qua gia đình anh được bà con trong thôn bình bầu là gia đình văn hoá, trong đó có 3 năm được UBND huyện công nhận. Sắp tới, anh vinh dự là một trong 9 đại biểu của huyện đi dự Hội nghị biểu dương gia đình văn hoá xuất sắc tỉnh Yên Bái năm 2007.

 

Đào Minh

Các tin khác

YBĐT - Trận thi đấu đang diễn ra quyết liệt tại Giải cầu lông các câu lạc bộ cầu lông của tỉnh thì bỗng có một phụ nữ chạy nhớn nhác tìm ngược tìm xuôi làm xôn xao một nhóm khán giả gần cửa ra vào của Nhà thi đấu trung tâm tỉnh. Hỏi ra mới biết đó là chị Nguyễn Thị Thanh Hằng - thành viên Câu lạc bộ cầu lông Bưu điện tỉnh.

Vườn chè xem cây ăn quả này mỗi năm chu thu trên 20 triệu đồng.

YBĐT - Anh cán bộ khuyến nông huyện Yên Bình luôn miệng kể về người chủ trang trại tài giỏi mà anh rất khâm phục khi đưa chúng tôi tới thăm mô hình làm kinh tế vườn rừng của gia đình anh Nguyễn Văn Hiếu ở thôn Bỗng, xã Vĩnh Kiên huyện Yên Bình (Yên Bái). Đây là một trong số không nhiều mô hình kinh tế tổng hợp được đánh giá là hiệu quả cao và bền vững ở Vĩnh Kiên với mức thu nhập trung bình hàng năm (trừ chi phí) đạt trên dưới 60 triệu đồng.

YBĐT - Ngôi nhà nhỏ của nghệ sỹ Lương Khành Nguyệt nằm sâu trong con ngõ nhỏ thuộc tổ 7, phường Yên Thịnh (thành Phố Yên Bái) ngập tràn hoa cảnh. Đã bươc sang tuổi 65 nhưng dương như sự trẻ trung yêu đời trong tâm hồn người nghệ sỹ khiến gương mặt bà trẻ hơn nhiều so với tuổi tác thật. Đã có một thời, tiếng hát của ca sỹ Lương Khánh Nguyệt từng ngân vang trên các chiến trường, là niềm cổ vũ, động viên khích lệ tinh thần chiến đấu của bộ đội ta. Và tiếng hát ấy bao năm là niềm tự hào của Đoàn văn công tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Chế biến gỗ rừng trồng ở huyện Trấn Yên.

YBĐT - Anh Đào Văn Cường ở thôn 8 xã Hòa Xuông (Trấn Yên). Anh cho biết, năm 1994, tài sản để gia đình anh mưu sinh duy nhất chỉ là chiếc xe kéo cùng với một con trâu. Trong thôn xã có việc gì cần thuê, không kể nắng, mưa anh đều làm hết. Tiếp đó, anh làm thêm các nghề khác như: Đậu phụ, nuôi lợn thịt, lợn nái, đi thu mua gỗ rừng trồng theo các lái buôn bốc vác thuê về các tỉnh Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh... Nhờ vậy, thu nhập cũng dần được cải thiện, song chi phí cho cuộc sống sinh hoạt cũng chẳng thấm là bao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục