Người mở đường thoát nghèo cho đồng đội

  • Cập nhật: Thứ sáu, 29/6/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tháng 4 năm 1970, anh thanh niên Đỗ Văn Cầu lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng (Lào). Bị thương trong một trận đánh và được chuyển về tuyến sau điều trị, rồi tháng 10 năm 1971, anh chuyển ngành về công tác tại Phòng Tổ chức chính quyền thị xã Nghĩa Lộ, sau đó làm Đội trưởng của Lâm trường Ngòi Lao (Văn Chấn). Năm 1989, về nghỉ hưu tại xã Tân Thịnh (Văn Chấn), đó là thời điểm mà hoàn cảnh gia đình anh cũng như bao cựu chiến binh trong xã còn lắm khó khăn. Người cựu chiến binh Đỗ Văn Cầu đã luôn trăn trở, tìm hướng phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo cho gia đình và đồng đội.

CCB Đỗ Văn Cầu
CCB Đỗ Văn Cầu

Thế rồi, sự trăn trở, nung nấu bao lâu ấy đã được phát huy khi có chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế hợp tác xã (HTX). Ông tìm đến từng nhà cựu chiến binh bàn bạc, tìm cách vươn lên thoát nghèo. Ý tưởng hình thành HTX dịch vụ tổng hợp của ông với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: thu mua, chế biến chè tại chỗ nhằm tạo đầu ra ổn định cho cây chè của các hộ dân trong xã, tạo việc làm cho cựu chiến binh và con em họ được đồng đội và Hội Cựu chiến binh xã đồng tình ủng hộ. Ông đã bắt tay vào làm mọi thủ tục để xin phép thành lập HTX. Và tháng 10 năm 2002, HTX dịch vụ tổng hợp Tân Thịnh do cựu chiến binh Đỗ Văn Cầu khởi xướng đã được thành lập trong sự vui mừng của anh em đồng đội. Sau khi thành lập, HTX gặp rất nhiều khó khăn về vốn để phát triển, vốn điều lệ chỉ có 204 triệu đồng, người lao động chưa được đào tạo...

 

Với số vốn như vậy mà đầu tư sản xuất với quy mô lớn ngay thì sẽ gặp khó khăn, nên ông đã bàn bạc với xã viên vay thêm vốn ngân hàng, đầu tư làm nhà xưởng rộng 800 m2; mua 4 máy vò chè, 6 máy xao lăn chè, 1 máy sàng lọc chè với tổng đầu tư 540 triệu đồng và mời cán bộ về mở lớp đào tạo chế biến chè cho người lao động. Vụ chè năm 2003, HTX đã thu mua, chế biến, tiêu thụ được 30 tấn chè khô; doanh thu đạt 1,9 tỷ đồng, nộp ngân sách 37 triệu đồng, thu nhập bình quân của 22 lao động đạt 450.000 đồng/người/tháng. Năm 2004, HTX đầu tư 1,2 tỷ đồng mở rộng xưởng sản xuất, mua máy móc để chế biến chè và kết quả sản xuất kinh doanh đã tốt hơn. Trong năm 2004, HTX đã thu mua, chế biến, tiêu thụ được 65 tấn chè khô; doanh thu đạt 3,2 tỷ đồng, nộp ngân sách 370 triệu đồng, thu nhập bình quân của 45 lao động đạt 750.000 đồng/người/tháng.

 

Không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, năm 2005 - 2006, ông Cầu bàn bạc với các xã viên tiếp tục đầu tư 4,1 tỷ đồng để mở rộng nhà xưởng và máy móc sản xuất, thu hút 75 lao động là con em cựu chiến binh và nhân dân trong xã vào làm việc. Kết thúc vụ chè năm 2006, HTX đã thu mua, chế biến, tiêu thụ được 620 tấn chè khô; doanh thu đạt 15 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu được 6 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.200.000 đồng/người/tháng. Vụ chè năm nay, mặc dù thị trường có nhiều biến động với nạn “chè vàng”, nhưng HTX vẫn quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiêu thụ 650 tấn chè khô.

 

Với quyết tâm của người lính trên trận tuyến mới, cựu chiến binh Đỗ Văn Cầu đã tìm được con đường thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình cựu chiến binh và một số hộ dân xã Tân Thịnh. HTX đã tạo công ăn việc làm cho 80 lao động, trong đó con em của cựu chiến binh có 30 người. Năm 2003, số hộ nghèo tại HTX có 5/48, hộ trung bình có 20 hộ thì năm 2004, các hộ này đã thoát khỏi diện đói nghèo. Đến năm 2006, trong 48 hộ tham gia HTX đã có 46 hộ giàu và khá, chỉ còn 2 hộ trung bình. Ghi nhận những việc làm đó, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Hội Cựu chiến binh tỉnh Yên Bái đề nghị Hội đồng Thi đua Khen thưởng Hội CCB Việt Nam xét tặng bằng khen cho cựu chiến binh Đỗ Văn Cầu vì đã có thành tích sản xuất kinh doanh giỏi (2003 - 2007).

 

Minh Hằng

Các tin khác
Chủ nhiệm Mai Xuân Thìn chỉ đạo vận hành băng dẫn chuyển sỏi đi tiêu thụ.

YBĐT - Trở về từ chiến trường Tây Nguyên với thương tật 3/4, cựu chiến binh Mai Xuân Thìn - Chủ nhiệm HTX dịch vụ tổng hợp Hoàng Thắng (Văn Yên) không chịu ngồi yên mà đã nhiệt tình tham gia công tác xã hội tại địa phương, từ bí thư Đoàn thanh niên, chủ nhiệm HTX nông nghiệp, công an viên… Rồi ông lại cùng gia đình bắt tay vào làm kinh tế, nào đóng gạch, nung vôi, làm thợ mộc, nuôi ong lấy mật, làm dịch vụ xay xát kết hợp chăn nuôi… tất cả để đảm bảo cuộc sống, kiếm đủ cái ăn cái mặc.

Gia đình ông Vũ Văn Lời, thôn Hồng Phong, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên là hộ điển hình chăn nuôi giỏi.

YBĐT - Chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Tám, thôn 4 xã Thịnh Hưng - huyện Yên Bình là một nông dân tiêu biểu về sản xuất giỏi.

Nông dân xã Nậm Búng (Văn Chấn) khẩn trương làm đất gieo cấy vụ mùa.
(Ảnh: Nguyễn Đình)

YBĐT - Xã La Pán Tẩn của Hảng Xáy Chông cũng nghèo khó như bao xã khác ở huyện Mù Cang Chải. Gia đình Xáy Chông có hơn 3 ha ruộng và nương ngô nhưng mỗi năm chỉ canh tác 1 vụ nên cuộc sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn.

Cảnh sát cơ động luyện tập võ thuật, sẵn sàng chiến đấu.
(Ảnh: N.C.D)

YBĐT - Anh Nguyễn Đắc Sơn - Phó ban bảo vệ dân phố, phố Hồng Phú, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái lôi từ chiếc tủ sắt của điểm chốt kiểm soát ma túy ở tổ 1, phường Hồng Hà ra một đống xi lanh, dao nhọn, lưỡi lê, búa đinh… để lên bàn làm việc rồi giải thích: “Đây là số hung khí của các đối tượng nghiện ma túy, buôn bán ma túy mà chúng tôi thu được khi bắt giữ bọn chúng đấy”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục