Làm giàu trên mảnh đất quê hương

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo lời giới thiệu của cán bộ xã, tôi tìm đến nhà bác Vũ Hà Tiến ở thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình. Ngôi nhà sàn rộng rãi với nhiều tiện nghi hiện đại làm tôi khó có thể tin trước đây gia đình bác là một trong những hộ nghèo nhất xã.

Khai thác gỗ rừng ở xã Vũ Linh (Yên Bình).
(Ảnh: 
Vương Trọng Phục)
Khai thác gỗ rừng ở xã Vũ Linh (Yên Bình). (Ảnh: Vương Trọng Phục)

Đoán được thắc mắc của tôi, bác bộc bạch: “Trước đây nhà tôi nghèo lắm, lại đông con, hơn 10 miệng ăn chỉ trông vào mấy sào ruộng một vụ, năm được năm mất đói no thất thường. Nhìn đồng đất rộng mà chẳng có mấy thứ cây có giá trị, tôi nghĩ  phải thay đổi, đất mình có, lao động sẵn có, biết làm chắc chắn no đủ chưa nói đến giàu. Nghĩ thế, tôi bàn với vợ con phải tìm cách để vươn lên thoát  khỏi nghèo đói”.

Với quyết tâm đó, lại được sự ủng hộ của gia đình và chính quyền địa phương, năm 1997  với số vốn được vay từ Quỹ xoá đói giảm nghèo, bác đã mở rộng diện tích đất, mua cây giống về ươm trồng. Cả gia đình miệt mài tập trung khai hoang, xới đất, lật cỏ và ươm những mầm cây đầu tiên. Ban đầu, do thiếu kiến thức về chăm sóc cây nên rừng cây của bác còi cọc, chậm phát triển. Không chịu thất bại, bác đã chịu khó tìm tòi, học hỏi từ sách báo và  qua các mô hình làm kinh tế trong vùng về kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây con giống mới. Đất không phụ công người, đến nay 10 ha rừng của bác phát triển xanh tốt và dự kiến 3- 4 năm nữa sẽ cho khai thác. Bác Tiến hồ hởi chỉ cho tôi vạt rừng xanh ngắt với đủ loại cây, nhiều nhất là quế, bạch đàn, keo lai, luồng, bồ đề, ngoài ra còn trồng cây ăn quả và sắn. Chỉ tính riêng giá trị từ bán cây tỉa thưa, mỗi năm bác cũng thu từ 20-25 triệu đồng.

Ngoài trồng rừng, bác còn chú trọng đến chăn nuôi, đàn lợn mỗi năm cho xuất chuồng hai lứa hơn một tấn lợn thịt, thu về hơn 10 triệu đồng. Ngoài ra, bác còn nuôi 5 con trâu để lấy sức kéo.  Bên cạnh đó, nhận thấy những năm gần đây nghề nuôi ba ba đem lại giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ dễ dàng, với số vốn thu được từ trồng rừng, chăn nuôi, bác tiếp tục đầu tư xây thêm một bể nuôi ba ba với diện tích 50m2, trong đó có hơn 200 con ba ba sinh sản, con to nhất trọng lượng hơn 3kg. Với việc cung cấp ba ba giống có giá khoảng 180-200.000đ/con, ba ba thương phẩm bán luôn ổn định và dễ dàng, giá 500.000đ/kg, chỉ tính riêng từ bể ba ba, mỗi năm gia đình bác cũng có thu nhập hàng chục triệu đồng. Bác Tiến cũng có dự định sẽ đầu tư xây thêm ao nuôi, chủ yếu là ba ba gai, vì thị trường hiện nay đang rất khan hiếm loại này.
Sau 10 năm miệt mài trồng rừng, phát triển kinh tế gia đình, hàng năm thu nhập bình quân của gia đình bác đạt 60-70 triệu đồng, chưa tính đến thời điểm rừng cây của bác cho khai thác, giá trị kinh tế mang lại còn cao hơn rất nhiều. Từ thành công ban đầu, bác Tiến đã đầu tư mua cây giống trồng thêm 2 ha bạch đàn, đầu tư cải tạo ruộng, mua máy bừa, máy bơm nước, phân bón...chuyển ruộng một vụ thành ba vụ cho năng suất cao.

Đến nay, không những đã thoát nghèo, trả được nợ cho ngân hàng, kinh tế nhà bác đã đi vào ổn định, sắm được nhiều vật dụng có giá trị như: tivi, xe máy, tủ lạnh, bàn ghế, giường tủ... Các con bác đều cần cù siêng năng lao động và 4 người con đã lập gia đình đều được bác tạo điều kiện tốt nhất về kinh tế, ổn định nghề nghiệp.

Dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách, gia đình bác Tiến đã vươn lên thoát khỏi đói nghèo, làm giàu bằng chính bàn tay, khối óc trên mảnh đất quê hương mình. Không những phát triển kinh  tế gia đình mình, bác Tiến còn hướng dẫn cho bà con cách trồng, chăm sóc cây con giống, giúp họ vượt lên chiến thắng đói nghèo.

Chia tay gia đình bác Tiến khi mặt trời ngả về chiều, ánh nắng vàng trải đều trên những rừng cây xanh mướt, tôi thấy vui hơn bởi ngày càng có nhiều những người nông dân không cam chịu cuộc sống đói nghèo mà vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Vũ Minh

Các tin khác
CCB Đỗ Văn Cầu

YBĐT - Tháng 4 năm 1970, anh thanh niên Đỗ Văn Cầu lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng (Lào). Bị thương trong một trận đánh và được chuyển về tuyến sau điều trị, rồi tháng 10 năm 1971, anh chuyển ngành về công tác tại Phòng Tổ chức chính quyền thị xã Nghĩa Lộ, sau đó làm Đội trưởng của Lâm trường Ngòi Lao (Văn Chấn). Năm 1989, về nghỉ hưu tại xã Tân Thịnh (Văn Chấn), đó là thời điểm mà hoàn cảnh gia đình anh cũng như bao cựu chiến binh trong xã còn lắm khó khăn. Người cựu chiến binh Đỗ Văn Cầu đã luôn trăn trở, tìm hướng phát triển kinh tế để xóa đói giảm nghèo cho gia đình và đồng đội.

Chủ nhiệm Mai Xuân Thìn chỉ đạo vận hành băng dẫn chuyển sỏi đi tiêu thụ.

YBĐT - Trở về từ chiến trường Tây Nguyên với thương tật 3/4, cựu chiến binh Mai Xuân Thìn - Chủ nhiệm HTX dịch vụ tổng hợp Hoàng Thắng (Văn Yên) không chịu ngồi yên mà đã nhiệt tình tham gia công tác xã hội tại địa phương, từ bí thư Đoàn thanh niên, chủ nhiệm HTX nông nghiệp, công an viên… Rồi ông lại cùng gia đình bắt tay vào làm kinh tế, nào đóng gạch, nung vôi, làm thợ mộc, nuôi ong lấy mật, làm dịch vụ xay xát kết hợp chăn nuôi… tất cả để đảm bảo cuộc sống, kiếm đủ cái ăn cái mặc.

Gia đình ông Vũ Văn Lời, thôn Hồng Phong, thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên là hộ điển hình chăn nuôi giỏi.

YBĐT - Chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Tám, thôn 4 xã Thịnh Hưng - huyện Yên Bình là một nông dân tiêu biểu về sản xuất giỏi.

Nông dân xã Nậm Búng (Văn Chấn) khẩn trương làm đất gieo cấy vụ mùa.
(Ảnh: Nguyễn Đình)

YBĐT - Xã La Pán Tẩn của Hảng Xáy Chông cũng nghèo khó như bao xã khác ở huyện Mù Cang Chải. Gia đình Xáy Chông có hơn 3 ha ruộng và nương ngô nhưng mỗi năm chỉ canh tác 1 vụ nên cuộc sống gia đình anh gặp rất nhiều khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục