Giàng A Châu - thoát nghèo nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến xã Sùng Đô huyện Văn Chấn, nếu nói đến trưởng thôn Giàng A Châu, dân tộc Mông ở thôn Giàng Pằng thì bà con nơi đây ai cũng biết, vì anh là người đã đưa khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong sản xuất và là người tự tìm cách vươn lên để thoát nghèo trong cuộc sống.

Hiện nay gia đình anh Châu đã có 1,5 ha cây thảo quả đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Hiện nay gia đình anh Châu đã có 1,5 ha cây thảo quả đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Hơn chục năm về trước, gia đình anh cũng nghèo khổ như bao gia đình khác ở nơi vùng cao này. Để thoát khỏi cảnh túng bấn, anh luôn chú ý nghe cách làm mà được đài phát thanh - truyền hình giới thiệu trong các chương trình phát sóng hàng ngày và tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm qua báo viết, qua bạn bè. Đồng thời, anh đã tham gia trực tiếp các lớp tập huấn sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi do tỉnh, huyện tổ chức. Qua đó, anh đã tiếp thu kinh nghiệm và áp dụng thực tế cho gia đình mình. Bước đầu, anh vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội của huyện Văn Chấn về mua sắm dụng cụ lao động và mua các loại hạt, cây, con giống để gieo trồng, chăn nuôi. Anh quy hoạch lại từng khu đất để xác định từng loại cây trồng cho phù hợp.

Với 8.000m2 ruộng nước một vụ, anh đã tự mở 1.500 mét mương dẫn nước tận nguồn suối về ruộng để làm thêm vụ hai và đưa các loại giống lúa chịu được rét, cho năng suất cao vào gieo cấy. Bên cạnh đó, các loại cây hoa mầu như: bí, bầu, đậu, đỗ, khoai lang và dong riềng đều được anh gieo trồng hàng ngàn mét vuông. Tận dụng các khe suối, anh đắp bờ, đào ao nuôi cá. Hiện nay gia đình anh Châu đã có hai ao rộng 600m2, 2,5 ha chè Shan, 1,5 ha cây thảo quả và đàn gia súc gồm 6 con trâu, 4 con bò, 2 con ngựa, 16 con dê, 20 con lợn và trên 50 con gia cầm. Trong 3 năm gần đây, nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mỗi năm bình quân gia đình đã thu về khoảng trên, dưới 50 triệu đồng. Kinh tế ổn định, anh đã có điều kiện sửa sang nhà cửa khang trang. Các tiện nghi như: tủ, ti vi, máy thủy điện nhỏ và xe máy anh đều sắm được đầy đủ.

Ngoài việc phát triển kinh tế gia đình, là một trưởng thôn, anh Châu luôn gương mẫu đi đầu trong công tác thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng - pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt là công tác dân số, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, ngăn chặn các tệ nạn buôn bán sử dụng trái phép chất ma túy, tái trồng cây thuốc phiện và mở đường giao thông... Thời gian qua, anh Châu đã vận động bà con thôn Giàng Pằng hợp sức mở được con đường dài 10km từ trung tâm xã về bản. Nhờ vậy mà việc đi lại của bà con trong thôn nói riêng và xã Sùng Đô nói chung đã dễ dàng hơn trong giao lưu hàng hóa và phát triển kinh tế.

Sùng Đức Hồng

 

Các tin khác
Đại úy Trần Đình Vương.

YBĐT - Hơn 20 năm trong ngành, trong đó phần lớn thời gian gắn bó với công tác phụ trách địa bàn, đại úy Trần Đình Vương - Đội phó Đội Công an phụ trách xã, Công an huyện Yên Bình đã hết lòng vì sự bình yên của nhân dân. Ngoài chức vụ Đội phó Đội Công an phụ trách xã, anh còn là Cụm trưởng cụm trung tâm, trực tiếp phụ trách địa bàn thị trấn Yên Bình.

Ảnh: Minh hoạ.

YBĐT - Đến Thôn 11, xã Minh Quán (Trấn Yên) ai cũng biết đến anh Đinh Xuân Thảo là một tấm gương có chí làm giàu trên diện tích 8 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi rừng, đất vườn và 8 sào ruộng trồng lúa nước. Diện tích đất ruộng, từ chỗ cấy lúa dài ngày năng suất thấp bấp bênh trước đây anh chuyển đổi sang trồng các giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày năng suất cao như: HT1, LT2, Hương Chiêm… mỗi năm thu được trên 3 tấn thóc đủ phục vụ lương thực cho gia đình và chăn nuôi. Riêng phần đất vườn rừng anh học cách làm ăn mới từ cán bộ khuyến nông và bà con nông dân sản xuất giỏi.

YBĐT - Sinh năm 1942 tại xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn, một vùng quê nghèo của tỉnh Hà Tĩnh, học xong trung cấp kế toán thống kê, chàng thanh niên Nguyễn Hồng Vỹ đã cùng bao người bạn nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc xung phong lên đường nhập ngũ.

YBĐT - "Cây chổi thần" là tên một bài báo đăng trên báo Tiền phong và báo Đường sắt viết về chị Nguyễn Thị Nga, vệ sinh viên Ga Yên Bái. Sau khi đọc được bài báo nêu gương người tốt, việc tốt, Bác Hồ cho người thẩm tra lại và tặng thưởng cho chị Huy hiệu của Người kèm theo giấy chứng nhận và thư khen.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục