Người phụ nữ làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/7/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chị Nguyễn Thị Toàn ở thôn 11, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên là người nông dân thành công trong phát triển kinh tế gia đình nhờ chăn nuôi lợn.

Trước năm 2000, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn, nguồn thu nhập chủ yếu chỉ trông chờ vào 6 sào lúa nước và 3 sào đất màu. Mặc dù lao động vất vả nhưng đời sống gia đình cũng chẳng khá lên được, may lắm cũng chỉ đủ ăn và nuôi 2 con theo học phổ thông. Không cam chịu cái đói, cái nghèo, sau bao trăn trở, vợ chồng chị đã bàn bạc thống nhất phát triển kinh tế bằng nghề chăn nuôi lợn.

Những năm khởi đầu do vốn ít, lại chưa có kinh nghiệm, nên gia đình chị chỉ nuôi 5 đến 7 con lợn thịt. Sau vài năm chăn nuôi có lãi, chị nuôi tăng dần lên, mỗi lứa từ 12-15 con lợn, mỗi năm xuất bán được 3 lứa với tổng trọng lượng thịt lợn hơi đạt trên 3 tấn/năm. Khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, để chủ động được giống lợn tốt phục vụ cho chăn nuôi lợn thịt, chị đã mạnh dạn đầu tư nuôi 3 con lợn nái Móng Cái. Nhờ chịu khó học hỏi và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới qua sách báo, đài phát thanh truyền hình và các lớp tập huấn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện vào chăn nuôi lợn như: định kỳ tẩy giun sán và tiêm phòng cho lợn nái, lợn con, ngay sau khi cai sữa tập cho lợn con ăn sớm từ 10-15 ngày tuổi để đến khi được 40-45 ngày là có thể tách ra khỏi mẹ. Đồng thời cho lợn mẹ ăn bổ sung chế phẩm Emetan trước khi đẻ 10 ngày và sau khi đẻ 3 ngày để phòng trừ bệnh ỉa phân trắng ở lợn con… Qua đó đã giúp chị thu được kết quả rất tốt trong chăn nuôi lợn nái (trung bình 1 lợn nái đẻ 2,5 lứa/năm, mỗi lứa được 10-12 con), mỗi năm 3 lợn nái của chị sản xuất được từ 75-90 lợn con giống. Toàn bộ số lợn con lại để nuôi thành lợn thịt. Tính từ 2005 đến nay, năm nào gia đình chị cũng xuất chuồng ít nhất 5 lứa lợn thịt, mỗi lứa đạt từ 8-9 tạ, tổng cộng mỗi năm xuất bán được từ 4,0 - 4,5 tấn thịt lợn hơi. Trừ các khoản chi phí, mỗi năm gia đình chị cũng thu được trên 30 triệu đồng. Với số lãi đó chị lại tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại bán kiên cố gồm 5 ngăn chuồng để nuôi lợn nái và lợn thịt ở các độ tuổi khác nhau. Vì nuôi với số lượng lớn (trong chuồng lúc nào cũng có từ 35 con trở lên) nên chị phải chủ động mua thêm thóc, ngô, sắn… để chủ động làm nguồn thức ăn tinh cho đàn lợn.

Ngoài nuôi lợn, gia đình chị còn đầu tư trồng 3 sào dâu nuôi tằm. Năm 2006, từ sản phẩm bán kén tằm gia đình chị đã thu lãi trên 4 triệu đồng và mở thêm dịch vụ máy xay xát gạo để phục vụ bà con quanh xóm. Năm 2007 này, chị tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô chăn nuôi, xây dựng thêm chuồng trại kiên cố để đảm bảo diện tích cần thiết cho đàn lợn, nuôi thêm lợn nái để chủ động hoàn toàn về giống và có điều kiện nâng cao hiệu quả. Chăn nuôi lợn với qui mô lớn, lượng phân thải ra hàng ngày nhiều, để có thể khai thác tốt lợi ích của nguồn chất thải, chị đã chủ động đăng ký với Trạm Khuyến nông huyện Trấn Yên tham gia xây dựng hầm khí sinh học Biogas để tạo nguồn chất đốt phục vụ cho sinh hoạt gia đình và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Bằng sự nỗ lực của bản thân, với đức tính chịu thương, chịu khó tiếp thu học hỏi tiến bộ kỹ thuật mới nên gia đình chị Toàn từ chỗ lao động chỉ đủ ăn, nay đã có tích lũy và nuôi chí làm giàu. Bên cạnh đó chị còn góp phần không nhỏ trong việc động viên và khuyến khích các hộ gia đình trong thôn cùng nhau phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững.

Nguyễn Thị Hằng

Các tin khác

YBĐT - "Người công nhân gương mẫu" - đó là lời giới thiệu của mọi người về anh Hoàng Huy Nghĩa, Tổ trưởng Tổ lái máy Công ty Quản lý xây dựng đường bộ I.

Hiện nay gia đình anh Châu đã có 1,5 ha cây thảo quả đem lại nguồn thu nhập ổn định.

YBĐT - Đến xã Sùng Đô huyện Văn Chấn, nếu nói đến trưởng thôn Giàng A Châu, dân tộc Mông ở thôn Giàng Pằng thì bà con nơi đây ai cũng biết, vì anh là người đã đưa khoa học kỹ thuật vào áp dụng trong sản xuất và là người tự tìm cách vươn lên để thoát nghèo trong cuộc sống.

Đại úy Trần Đình Vương.

YBĐT - Hơn 20 năm trong ngành, trong đó phần lớn thời gian gắn bó với công tác phụ trách địa bàn, đại úy Trần Đình Vương - Đội phó Đội Công an phụ trách xã, Công an huyện Yên Bình đã hết lòng vì sự bình yên của nhân dân. Ngoài chức vụ Đội phó Đội Công an phụ trách xã, anh còn là Cụm trưởng cụm trung tâm, trực tiếp phụ trách địa bàn thị trấn Yên Bình.

Ảnh: Minh hoạ.

YBĐT - Đến Thôn 11, xã Minh Quán (Trấn Yên) ai cũng biết đến anh Đinh Xuân Thảo là một tấm gương có chí làm giàu trên diện tích 8 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi rừng, đất vườn và 8 sào ruộng trồng lúa nước. Diện tích đất ruộng, từ chỗ cấy lúa dài ngày năng suất thấp bấp bênh trước đây anh chuyển đổi sang trồng các giống lúa chất lượng cao, ngắn ngày năng suất cao như: HT1, LT2, Hương Chiêm… mỗi năm thu được trên 3 tấn thóc đủ phục vụ lương thực cho gia đình và chăn nuôi. Riêng phần đất vườn rừng anh học cách làm ăn mới từ cán bộ khuyến nông và bà con nông dân sản xuất giỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục