Người thương binh biết làm giàu ở Miếu Hạ.
- Cập nhật: Thứ hai, 27/8/2007 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Được sự giới thiệu của Đảng ủy xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình, Yên Bái) chúng tôi tìm đến thôn Miếu Hạ. Ở đây có gia đình thương binh Nguyễn Ngọc Châm, quê ở Phú Thọ là một Đảng viên vượt khó vươn lên làm giàu.
![]() |
Xưởng sản xuất gỗ của gia đình anh Nguyễn Ngọc Châm.
|
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, anh Châm vui vẻ tâm sự: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, không có công ăn việc làm, anh phải đi vào hồ Thác Bà bắt con tôm con cá mang về cho vợ bán kiếm miếng cơm hàng ngày. Gần chục năm trời cuộc sống của gia đình anh quanh quẩn chỉ biết trông vào con cá, rọ tôm, khó khăn cứ mãi đeo bám.
Làm sao để thoát khỏi cái đói, cái nghèo luôn là trăn trở của anh Châm. Và theo lời của một người bà con giới thiệu, anh Châm đã về tận Thái Bình để tìm hiểu về việc chế biến lâm sản. Nhận thấy đây có thể là một cơ hội để gia đình anh thoát nghèo bởi tiềm năng gỗ rừng trồng ở Thịnh Hưng rất dồi dào, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, chế biến lâm sản. Đến năm 2000 anh đã quyết định mở xưởng chế biến gỗ, mạnh dạn vay ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn huyện hơn 10 triệu đồng, với lãi xuất 1,1% để đầu tư máy móc, nhà xưởng. Sản phẩm của anh làm ra gồm các mặt hàng như ván cốp pha, ván nan, nẹp, bao bì, thang, giát giường và xà gồ… làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, thậm chí không đủ hàng giao cho nơi tiêu thụ.
6 lao động chuyên làm công việc ở xưởng của anh không lúc nào hết việc, mức thu nhập cũng khá. Anh Nguyễn Mạnh Cường, công nhân xẻ gỗ ở đây cho biết: “Tôi thấy đây là công việc phù hợp với sức khỏe, chúng tôi chuyên xẻ gỗ, hàng bao bì, thang, giát giường … công việc đều đặn, có thu nhập ổn định từ 900.000 đến 1 triệu đồng/tháng, tôi mong xưởng của anh Châm ngày càng được mở rộng để chúng tôi có việc làm ổn định lâu dài”.
Hiện nay anh đã đầu tư vào xưởng chế biến một máy xẻ, một máy cắt và một máy tuốt trị giá gần 50 triệu đồng.
Anh Châm cho biết, riêng về nguyên liệu để chế biến thì rất sẵn, bởi hầu hết các hộ nông dân trong xã đều tập trung trồng rừng, hiệu quả kinh tế của nó trong những năm qua đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây, nên diện tích rừng ở Thịnh Hưng vài năm trở lại đây phát triển khá mạnh.
Không chỉ trồng rừng mà các hộ dân còn cùng nhau đóng góp tiền, ngày công mở đường vào các khu rừng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển gỗ từ nơi khai thác về nơi chế biến.
Với đà làm ăn như hiện nay anh Châm dự định tiếp tục đầu tư vốn mở rộng nhà xưởng, thu hút lao động trẻ ở ngay tại địa phương tạo việc làm ổn định cho con em các gia đình trong thôn Miếu hạ, góp phần nâng cao mức thu nhập cho gia đình và cho xã hội .
Thanh Chi
Các tin khác

Đến xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái hỏi về cô giáo Hoàng Thị Vỵ, khách phương xa sẽ được nghe người dân địa phương say sưa kể về cô với lớp dạy học miễn phí cho các trẻ em khuyết tật.

Mặc dù không phải là người Thái, nhưng với niềm đam mê văn hóa dân tộc, thầy giáo trẻ Lê Thanh Tùng, ở thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) đã không ngừng học hỏi, tìm hiểu về văn hóa Thái và có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn giữ gìn văn hóa của người Thái.

Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Yên bái có nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến gương mẫu học và làm theo Bác tạo sức lan tỏa sâu rộng được nhân dân quý mến. Đặc biệt phải kể đến sự đóng góp tích cực của những nữ bí thư chi bộ thôn, tổ dân phố đã "truyền lửa" đưa các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh phát triển thực chất, hiệu quả.

Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm với dân, hơn 13 năm qua, ông Hờ A Tính - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Hồng Lâu, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên đã đoàn kết tập hợp nhân dân, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.