Chủ trang trại trẻ năng động

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/9/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo lời giới thiệu của đồng chí Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái), chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Lương Thịnh 3, anh là chủ một trang trại chăn nuôi đi đầu trong việc hưởng ứng phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Tôi thật bất ngờ, bởi mới 35 tuổi, anh đã là chủ một trang trại rộng 4 ha, giá trị ước tính cả tỷ đồng.

Một góc trang trại tổng hợp của anh Thắng.
Một góc trang trại tổng hợp của anh Thắng.

“Trước kia gia đình tôi chỉ chăn nuôi vài ba con lợn, đất rừng có tới 4 ha nhưng trồng cây gì cũng không hiệu quả. làm ruộng cũng chỉ đủ ăn, không thể lo cho con cái ăn học chu đáo. Nhưng từ ngày đầu tư làm trang trại, cuộc sống của gia đình đã khá lên rất nhiều” - anh Thắng nói. Để có được trang trại như ngày hôm nay, anh đã mất nhiều thời gian để tham quan, học hỏi cách làm trang trại ở nhiều địa phương; tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt do tỉnh, thành phố tổ chức...

Từ những kinh nghiệm thu được, anh quyết định đầu tư làm trang trại theo hướng nông - lâm kết hợp; tận dụng đất đồi trồng sắn, ngô, khoai lang kết hợp nấu rượu để phục vụ cho chăn nuôi. Từ năm 2004 - 2007 mỗi năm anh xuất chuồng từ 20 - 25 tấn lợn hơi, đàn vịt thường xuyên duy trì ở 1.500 - 2000 con. Năm 2004, khi tỉnh có chương trình phát triển chăn nuôi bò bán công nghiệp, anh mạnh dạn vay 70 triệu đồng của ngân hàng cùng vốn tự có để mua 10 con bò nái sinh sản, đầu tư trồng 1 ha cỏ voi.

Qua 3 năm, đàn bò của anh đã tăng lên 38 con, trong đó có 30 bò nái sinh sản. Mỗi năm, số bò giống có thể bán cũng lên tới 12-15 con, hiện anh đã trả được 50% vốn vay dự kiến cuối năm nay có thể trả xong. Tuy nhiên, làm không phải lúc nào cũng thuận lợi. Năm 2006, giá bò giống giảm mạnh, trong khi đàn bò của anh đang trong giai đoạn sinh sản tốt nhất. Nếu bán bò giống với giá thị trường từ 3-3,5 triệu đồng/con thì giá trị thu được rất thấp. Trước khó khăn đó, anh chọn giải pháp không bán mà chọn cách nuôi rẽ, vừa tạo điều kiện làm ăn cho bà con, vừa giữ được bò giống. 

 Trong quá trình phát triển kinh tế trang trại, mỗi giai đoạn đều có những khó khăn nhất định, đòi hỏi người chủ phải có tầm nhìn xa, thay đổi cách làm phù hợp - đó là một kinh nghiệm mà anh Thắng đã đúc kết!

Anh Dũng

Các tin khác

YBĐT- "Đầu tầu" của bản Xà Rèn là tên gọi yêu mến mà dân bản đặt riêng cho ông Điêu Văn Khang ở bản Xà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Đôi mắt sáng, cởi mở, cử chỉ thân thiện mang đặc trưng của người dân tộc Thái vùng Mường Lò, ông Khang bộc lộ với tôi về những việc ông đã làm cho gia đình, cho dân bản trong những năm qua. Không phải vì thành tích cá nhân mà đơn giản đó là những vấn đề của cuộc sống mà bất kỳ người nào ở điều kiện và hoàn cảnh như ông sẽ làm và chắc chắn làm được. Và đó cũng là phẩm chất cao đẹp của người đảng viên Điêu Văn Khang.

YBĐT - Theo lời giới thiệu của anh Hoàng Cao Nguyên - Phó chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi huyện Yên Bình (Yên Bái), chúng tôi đến thăm gia đình ông Đoàn Xuân Tiến ở thôn Hồng Bàng xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, là một điển hình trong phong trào phát triển kinh tế của Hội Người cao tuổi xã Đại Đồng.

YBĐT – Trái với nhiều thanh niên trong vùng muốn được đi đây đi đó lập nghiệp những mong thoát ly khỏi cuộc sống quê nghèo, chàng trai trẻ Trần Minh Quyền ở thôn 5, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (Yên Bái) lại luôn nung nấu quyết tâm và nuôi trong mình khát vọng được làm giàu trên chính vùng đất quê hương.

YBĐT - Ai có dịp đến xã vùng cao Viễn Sơn, huyện Văn Yên hẳn sẽ được nghe bà con nơi đây nói về anh Nguyễn Quốc Doanh - một con người giàu ý chí và giàu nghị lực, từ nghiện ma tuý đã trở thành người kinh doanh giỏi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục