Đi lên từ phát triển chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ UBND xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đi dọc theo con đường nhỏ về thôn 3, tôi đến thăm gia đình anh Lương Văn Đông - một trong những hộ làm kinh tế giỏi điển hình của xã.

Sinh ra ở Đại Đồng, Yên Bình, năm 1966, anh Đông theo gia đình chuyển về xã Cường Thịnh sinh sống. Năm 1976 anh tham gia quân ngũ và đóng quân tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lai Châu và năm 1980 anh xây dựng gia đình. Do phải công tác ở xa nên mọi việc ở nhà đều do vợ gánh vác, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Khi xuất ngũ trở về địa phương, được nhân dân tín nhiệm bầu làm Xã đội trưởng từ năm 1987 đến năm 2006 thì anh nghỉ công tác.

Gặp tôi, anh tâm sự: “Khi xuất ngũ trở về, cuộc sống quá khó khăn, ngoài công việc của địa phương, tôi tranh thủ thời gian, ngày nghỉ cùng gia đình nhận đồi rừng khai hoang vỡ đất. Lúc đầu do thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, nên với 7 ha rừng chủ yếu trồng cọ và 7 sào ruộng cũng chỉ đủ ăn. “Bằng ý chí, nghị lực, quyết tâm thoát ra khỏi cảnh đói nghèo qua sách báo, truyền hình và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, gia đình anh đã tìm được hướng đi mới. Diện tích cọ được phá dần trồng thay thế bằng keo, bồ đề để tăng giá trị kinh tế.

Xác định chăn nuôi là kinh tế mũi nhọn của gia đình, anh đã đầu tư xây dựng chuồng trại, chăn nuôi lợn, khoảng 30 con/lứa, mỗi năm xuất bán 4 lứa thu 48 triệu đồng. Diện tích đồi vườn rộng, anh chăn nuôi gà thả vườn mỗi năm bán ra thị trường thu về 8 triệu đồng. Nắm bắt nhu cầu của thị trường, anh kết hợp nuôi 150 đôi chim bồ câu với giá bán 40.000đ/đôi, hàng năm anh cũng có thêm thu nhập từ 12-15 triệu đồng”. Từ cuộc sống còn đói nghèo, đến nay với mức thu nhập hàng năm trên dưới 70 triệu đồng, gia đình anh đã vươn lên có mức sống khá giả và con cái được học hành chu đáo.

Tham gia phát triển kinh tế gia đình, nhưng anh vẫn thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và giúp đỡ bà con trong thôn cùng xóa đói giảm nghèo, được nhân dân tin tưởng và quý mến.

Đỗ Triệu Nghĩa

 

Các tin khác

YBĐT - Từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhà bác Nguyễn Khánh Quắc ở thôn 6, xã Minh Tiến huyện Trấn Yên (Yên Bái) gặp rất nhiều khó khăn vì 7 nhân khẩu chỉ trông chờ vào 5 sào lúa nước.

Một góc trang trại tổng hợp của anh Thắng.

YBĐT - Theo lời giới thiệu của đồng chí Chủ tịch UBND xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái), chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Văn Thắng, thôn Lương Thịnh 3, anh là chủ một trang trại chăn nuôi đi đầu trong việc hưởng ứng phong trào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Tôi thật bất ngờ, bởi mới 35 tuổi, anh đã là chủ một trang trại rộng 4 ha, giá trị ước tính cả tỷ đồng.

YBĐT- "Đầu tầu" của bản Xà Rèn là tên gọi yêu mến mà dân bản đặt riêng cho ông Điêu Văn Khang ở bản Xà Rèn, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Đôi mắt sáng, cởi mở, cử chỉ thân thiện mang đặc trưng của người dân tộc Thái vùng Mường Lò, ông Khang bộc lộ với tôi về những việc ông đã làm cho gia đình, cho dân bản trong những năm qua. Không phải vì thành tích cá nhân mà đơn giản đó là những vấn đề của cuộc sống mà bất kỳ người nào ở điều kiện và hoàn cảnh như ông sẽ làm và chắc chắn làm được. Và đó cũng là phẩm chất cao đẹp của người đảng viên Điêu Văn Khang.

YBĐT - Theo lời giới thiệu của anh Hoàng Cao Nguyên - Phó chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi huyện Yên Bình (Yên Bái), chúng tôi đến thăm gia đình ông Đoàn Xuân Tiến ở thôn Hồng Bàng xã Đại Đồng, huyện Yên Bình, là một điển hình trong phong trào phát triển kinh tế của Hội Người cao tuổi xã Đại Đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục