Người giàu ở thôn Thắm

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT- Nhờ mạnh dạn phát triển trồng cây ăn quả, đến nay gia đình chị Hà Thị Phượng ở thôn Thắm, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) đã thoát đói nghèo. Với thu nhập bình quân xấp xỉ 60 triệu đồng/năm, gia đình chị Phượng đã trở thành một trong những hộ giàu ở thôn Thắm.

V­­ườn cam sai lúc lỉu của gia đình chị Phượng. (Ảnh: Thành Trung).
V­­ườn cam sai lúc lỉu của gia đình chị Phượng. (Ảnh: Thành Trung).

Nhìn vườn cam, quýt sai lúc lỉu, chị Phượng cho chúng tôi biết: Ban đầu gia đình trồng thử nghiệm 100 cây cam, quýt các loại, thấy có hiệu quả, gia đình tiếp tục mở rộng diện tích, loại bỏ những cây kém hiệu quả, chất lượng thấp, chọn giống cam, quýt có năng suất, chất lượng để trồng đại trà. Lúc đầu cây còn nhỏ gia đình trồng xen canh rau mầu các loại. Thật vui, ngay từ năm đầu đã thu được 7 triệu đồng từ rau màu, đến năm 2004, vườn cây cho 28 triệu đồng, năm 2006 được 40 triệu đồng và dự tính năm nay từ 550 gốc cam, quýt sẽ thu được gần 50 triệu đồng.

 

Đối với vợ chồng chị Phượng, có được cuộc sống như ngày hôm nay thực sự là thành quả to lớn, nhiều lần thất bại trong tìm cách làm nhưng có quyết tâm đã giúp anh chị thắng được đói nghèo ngay trên mảnh đất nhà mình.

 

Năm 1998 gia đình chị ra ở riêng, hai con còn nhỏ, gia đình thuộc diện nghèo. Cũng như bao gia đình trẻ khác, chị Phượng đã gặp nhiều khó khăn đó là thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu đất sản xuất và thiếu cả lao động. Theo chị thiếu vốn, thiếu đất, thiếu lao động thì không đáng ngại lắm bởi thiếu vốn có thể vay của anh em, của ngân hàng, thiếu đất thì có thể vỡ hoang, thiếu lao động thì có thể tổ chưc đổi công cho các hộ khác nhưng thiếu kiến thức thì quả là không thể làm được gì.

 

Chị nhớ lại: Nóng vội với mong muốn sớm thoát nghèo chị đã vay ngân hàng 10 triệu đồng khai hoang 3000 m2 đất, cải tạo vườn tạp để trồng quế nhưng do điều kiện khí hậu, chất đất không phù hợp nên cây quế không đem lại nguồn thu cho gia đình mà trái lại quế còn làm cuộc sống thêm khốn khó. Và bài học được anh chị rút ra đó là dù có chịu khó đến mấy mà không có kiến thức trồng cấy thì không thể thành công.

 

Thất bại với quế, không nản chí, vợ chồng chị Phượng vừa tìm tài liệu, vừa đi học kinh nghiệm trồng cây ăn quả ở Thị trấn nông trường Trần Phú, xã Nghĩa Tâm, Minh An… và đất đã không phụ công người, gần 10 năm bới đất lật cỏ, vườn cam, quýt rộng 3000m2 với 2,8 ha ruộng nước, kết hợp chăn nuôi đại gia súc đã cho gia đình có thu nhập bình quân 60 triệu đồng/năm. Nhờ đó gia đình chị phượng không những trả hết  nợ cho ngân hàng mà còn làm được căn nhà khang trang, mua sắm đầy đủ đồ dùng sinh hoạt và có điều kiện cho con cái học hành đầy đủ. 6 năm liền gia đình chị Phượng được thôn bình bầu là gia đình văn hoá.

 

Mong muốn cả thôn nhà nào cũng có cuộc sống ấm no, chị Phượng đã cho bà con vay vốn bằng tiền, cho vay cây giống không lấy lãi và đến tận nhà hướng dẫn phương pháp trồng, chăm sóc cây ăn quả góp phần xoá đói cho nhiều hộ. Từ mô hình kinh tế của gia đình chị Phượng, trong thôn đã có nhiều người học tập làm theo, thôn đã không còn hộ đói, chỉ còn 11 hộ nghèo chiếm 9,2%.

 

Từ thực tế của gia đình, chị Phượng mong muốn, trong thời gian tới các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa đến cuộc sống của người dân vùng đặc biệt khó khăn bằng việc tạo điều kiện cho họ vay vốn với lãi suất ưu đãi hơn nữa, cần tổ chức nhiều buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho bà con, cần có chính sách, cơ chế thu mua nông sản cho nông dân, tránh tình trạng các sản phẩm nông sản bị tư thương ép cấp, ép giá như hiện nay.

 

Khánh Linh

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục