Lão nông nuôi gà giỏi

  • Cập nhật: Thứ năm, 25/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dáng người gầy, nước da ngăm đen, đó là những điểm dễ nhận nhất về ngoại hình của lão nông Ngô Văn Trung ở thôn Trung Nghiêm, xã Văn Lãng, huyện Trấn Yên (Yên Bái).

Ông thường được bà con trong thôn gọi với cái tên ông Trung "gà", bởi ông là người nuôi gà giỏi và là một trong nhiều hộ gia đình của xã Văn Lãng có thu nhập cao từ nghề chăn nuôi gà.

Trong khu đất ở rộng chừng 2 ha, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho chăn nuôi gà thả vườn. Năm vừa qua, ông mua trứng tuyển chọn từ giống gà ri địa phương nuôi của bà con trong xã, thuê ấp được 500 gà giống, sau 5 tháng nuôi, ông xuất bán trên 4 tạ gà thịt, thu 16 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư còn hơn 10 triệu.

Ông Trung không nuôi gà thịt bán quanh năm mà thường thì trong một năm, ông chỉ tăng đầu đàn gà với số lượng nuôi gà thịt từ 400 - 500 con vào 2 thời điểm là tháng 4, tháng 5 và tháng 10 hàng năm phục vụ nhu cầu thị trường dịp cưới hỏi, lễ, tết, đó là thời điểm tiêu thụ gà thịt khá lớn. Những tháng còn lại, ông nuôi duy trì 50 - 60 gà mái đẻ, chục đầu gà trống để có trứng gây giống mỗi khi vào vụ nuôi.

Tại thời điểm này, trong vườn, ông đang có gần 500 con gà ri, giống gà địa phương, trọng lượng tuy không lớn nhưng cho chất lượng thịt ngon, dễ tiêu thụ, bán được giá. Để có gà thịt thương phẩm ngon, ông Trung thực hiện nghiêm các quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, thường xuyên tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại, cho gà uống thuốc và tiêm phòng vaccin đầy đủ theo ngày tuổi.

Môi trường nuôi thoáng đãng, không gian rộng, ít nguồn bệnh nên đàn gà của gia đình ông hầu như chẳng bao giờ bị mắc bệnh, vì thế khách hàng hay các lái buôn đến mua gà của ông đều rất tin tưởng. Ông chỉ cho gà ăn bằng cám ngô nghiền lẫn với thóc, bổ sung thêm thức ăn xanh, không sử dụng cám tăng trọng nên gà rất chắc và thịt lại ngon. Ngoài ra, mỗi năm, ông còn bán từ 200-300 quả trứng, thu nhập 4-6 triệu đồng và ấp trứng gây bán gà giống cho bà con trong xã.

Không chỉ nuôi gà giỏi, cho thu nhập cao, mà ông Trung còn là người chịu khó trồng thêm nhiều loại cây trồng khác để tăng thêm thu nhập. Với 7 ha rừng, năm vừa qua, ông cho khai thác trắng 4 ha keo, bán hơn 300m3 gỗ, trừ chi phí vận chuyển, thuê nhân công còn lãi trên 60 triệu đồng, hiện đồi rừng của gia đình ông còn 3 ha keo đang trong chu kỳ khép tán.

Năm vừa qua, được xã tuyên truyền phổ biến về trồng chè giống mới, ông trồng được 1 ha chè đặc sản Bát Tiên, được biết vụ trồng chè tới, ông sẽ tiếp tục mở rộng diện tích chè đặc sản lên 2 ha. Xung quanh khu vực ven suối, khe hủm, ông trồng 300 bụi hóp, trung bình 1 năm ông bán từ 800-1.000 cây, thu lãi 7-8 triệu đồng.

Ông còn trồng thêm 30 gốc vải thiều Lục Ngạn; 250 gốc bưởi Khả Lĩnh, bưởi Đoan Hùng; 40 gốc trám ghép lấy quả, diện tích vườn rừng đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, hứa hẹn cho thu nhập cao trong một vài năm tới. Với 2 mẫu lúa, năng suất mỗi vụ đạt 4 tấn thóc, đủ cho nhu cầu sinh hoạt và còn dành ra để đầu tư phát triển chăn nuôi.

Có thu nhập, ông sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, mua máy tuốt lúa, máy xát gạo về phục vụ cho bà con trong thôn, tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Ở một xã nghèo như Văn Lãng, thì người làm kinh tế giỏi như ông Trung thật đáng biểu dương và cần được nhân rộng ra nhiều hộ khác trong xã. Văn Lãng có nhiều lão nông làm kinh tế giỏi như là ông Trung thì lo gì Văn Lãng không thoát nghèo!

Triệu Tuấn

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục