Người cán bộ khuyến nông gương mẫu

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/10/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sinh ra và lớn lên trên quê hương Minh Tiến, huyện Lục Yên, anh Hoàng Văn Đình sau khi tốt nghiệp đại học lâm nghiệp được phân công công tác tại Trạm Khuyến nông Lục Yên và được sắp xếp theo đúng ngạch chuyên môn của mình là một kỹ sư lâm nghiệp. Điều đó thật là một niềm hạnh phúc lớn với anh.

Phát triển mạnh cây đậu tương trên đất Lục Yên.
Phát triển mạnh cây đậu tương trên đất Lục Yên.

Khuyến nông lúc đó trong suy nghĩ của anh chỉ hiểu theo một nghĩa hẹp và  anh  cũng chưa hiểu biết hết về tầm quan trọng của nó, nhưng trải qua thời gian công tác, mọi câu hỏi của anh đã được trả lời.

Một năm có 365 ngày, anh đã dành phần lớn thời gian để truyền tải đến cho bà con nông dân rất nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật. Anh hiểu họ, họ thông cảm và tin cậy anh. Trong nhiều năm, có rất nhiều mô hình đã thành công đem lại kết quả cao, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo chung của toàn huyện.

 Anh tâm sự: "Có đi thực tế  xuống với bà con nông dân vùng sâu, vùng xa khi nghe ý kiến và nguyện vọng của họ thì mới hiểu được họ cần mình đến mức nào. Họ sẵn sàng lắng nghe, tiếp cận những thông tin kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào sản xuất". Với suy nghĩ ấy, anh luôn có mặt cùng với bà con ở cơ sở. Trong năm 2007 anh cùng anh em trong Trạm đã phối hợp với các đoàn thể của huyện và chính quyền các xã mở được trên 300 lớp tập huấn kỹ thuật cho 12.690 lượt hộ nông dân; phát được 8.789 tờ tài liệu nội dung tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa mùa, cách phòng trừ sâu bệnh hại lúa, kỹ thuật trồng ngô lai, trồng đậu tương hè thu, kỹ thuật chế biến thức ăn cho gia súc, phòng trị bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản và chăm sóc cây lâm nghiệp vụ xuân như  cây keo lai, măng tre Bát Độ và một số cây bản địa khác...

Ngoài ra, anh còn tham gia  thực hiện nhiều mô hình trình diễn như mô hình thâm canh ngô lai quy mô 30 ha với 600 hộ tham gia, năng suất đạt 150 -200 kg/sào. Mô hình thâm canh lạc L14 quy mô 40 ha với 800 hộ nông dân tham gia năng suất đạt 80 - 90 kg/sào và mô hình thâm canh đậu tương giống ĐT84 vụ xuân quy mô 25 ha với 500 lượt hộ tham gia năng suất đạt 50-60 kg/sào. Nhiều khi công việc tưởng chừng như quá sức, nhưng lãnh đạo đơn vị cũng như anh em trong Trạm còn động viên nhau còn nhiều ngành vất vả hơn ta nhiều, nên anh vẫn nhiệt tình bám sát nông dân nhiều khi có những thôn, bản anh phải đi bộ cả buổi mới đến được.

Đã vậy, với đặc thù một huyện miền núi chủ yếu là đồng bào dân tộc trình độ hiểu biết của họ không đồng đều. Nhiều người ở độ tuổi 30- 40 vẫn không biết tiếng phổ thông do đó cũng là một khó khăn cho công việc. Lại một lần nữa  anh phải học tiếng của bà con để tập huấn cho  đồng bào. Bù lại sự vất vả đó của anh, đồng bào rất say mê học hỏi, họ luôn có mặt đông đủ và chú ý lắng nghe những gì anh nói. Quả thực điều đó càng nhân thêm tinh thần yêu công việc của anh. Một số ít nông dân chưa tin tưởng vào khoa học kỹ thuật, họ còn mang nặng tư tưởng, tập quán cũ, anh nói: "Sửa được không phải là một sáng một chiều, đó là khó khăn vất vả nhất trong công tác khuyến nông”.

Nhiều khi công việc tưởng chừng phải bỏ cuộc, nhưng anh luôn tin tưởng vào chính mình và anh hiểu hai từ "Khuyến nông" là tạo sự kích thích, tự nguyện cho bà con đến với mình, làm theo mình để kinh tế của bà con nông dân ngày càng phát triển góp phần làm giầu cho quê hương Yên Bái.

Nguyễn Quân

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục