Chí làm giàu của Dương Tĩnh Bảo

  • Cập nhật: Thứ năm, 29/11/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dừng chân trước cửa nhà lúc 11h trưa, Dương Tĩnh Bảo đứng đó cười thật tươi và bảo: "Đường vào rừng còn xa lắm, nhưng đến nơi rồi thì không muốn về đâu". Câu nói đó, như tiếp sức cho tôi đi nhanh hơn đến trang trại của gia đình anh ở thôn Đồng Danh, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên (Yên Bái).

Sinh ra và lớn lên trên quê hương Minh Quân, từ nhỏ, anh đã theo cha mẹ lên rừng phát lau, nhặt củi. Tuổi thơ ấy, cộng với cái đói cái nghèo đã giúp anh nuôi chí làm giàu. Bởi vậy, 27 tuổi anh đã trở thành một chủ trang trại trẻ với một cơ ngơi khang trang và đầy đủ các loại cây trồng, vật nuôi trên diện tích 30 ha phủ kín cả dài rừng Đồng Danh.

Năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng tới hộ gia đình anh đã mạnh dạn nhận đất trống đồi trọc để lập trang trại. Thực hiện phương châm "lấy ngắn nuôi dài", trồng xen canh, bước đầu anh mua cây giống để trồng 7 ha quế, bồ đề.

Những năm đầu, cây còn nhỏ, anh trồng lúa rau màu tạo nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Mỗi năm, anh nuôi 10 con trâu bò, 5 đầu lợn nái, trên 100 con gia cầm và đào 1 mẫu ao thả cá. Khi bán được sản phẩm, anh tiếp tục đầu tư trồng 5 ha quế, 12 ha keo, bạch đàn, 2 ha chè. Đến nay, rừng quế của gia đình anh đã được 10 năm tuổi, rừng keo, rừng bạch đàn sắp đến kỳ khai thác chu kỳ 2.

Tận dụng diện tích đất bằng phẳng xung quanh nhà, anh quy hoạch thành vườn ươm. Mỗi năm, anh xuất bán 10 vạn quế, keo, bạch đàn, trám và 3 vạn chè cành giống mới LDP1 cho bà con trong thôn, xã. Ước tính, trừ chi phí vốn đầu tư, gia đình anh thu về trên 60 triệu đồng từ trang trại. Số tiền tích cóp được, một phần, anh đầu tư cho trang trại; một phần, giúp các hộ gia đình nghèo thiếu vốn, kiến thức và đầu tư mở rộng sản xuất. Ngoài thời gian quản lý, chăm sóc trang trại, anh luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào Đoàn; xây dựng củng cố tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Anh còn chịu khó nghiên cứu và học tập mô hình thanh niên lập nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa, chống các tệ nạn xã hội.

Dự định trong thời gian tới, anh đầu tư vốn để trồng cỏ, nuôi thêm 10 bò sinh sản; mở thêm diện tích vườn ươm để ươm cây giống phuc vụ bà con lối xóm và chi tiêu tiết kiệm để xây dựng cuộc sống gia đình thêm ấm no hạnh phúc.

Phạm Thị Hằng

Các tin khác

YBĐT - Đó là cách gọi mà người dân xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) dành cho chị Hoàng Thị Nhàn – người cán bộ chuyên trách dân số năng động của xã.

YBĐT - Xuôi hết dốc Yên Ngựa là đến gia đình ông Đoàn Lâm Tới ở thôn Khe Nhàng, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên. Năm 1981, rời vùng quê Hải Hậu (Nam Định), gia đình ông lên lập nghiệp ở xã Hồng Ca.

Cô Nguyễn Thị Thu trong giờ lên lớp.

YBĐT - Trường tiểu học Nguyễn Thái Học là trường chuẩn quốc gia đầu tiên của thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Trường có hơn 800 học sinh cùng với đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và các thầy cô giáo nhiệt tình trong giảng dạy, trong đó có cô giáo Nguyễn Thị Thu.

Các đại biểu thăm quan triển lãm sản phẩm tuổi trẻ sáng tạo tại Đại hội tỉnh Đoàn Yên Bái lần thứ XII.

YBĐT - Tại hội nghị biểu dương 12 thanh niên tiêu biểu trong phong trào tuổi trẻ làm theo lời Bác nhân dịp đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Yên Bái lần thứ XII, bản tham luận của Bí thư đoàn xã Pá Lau huyện Trạm Tấu (Yên Bái) Thào A Giàng về việc vận động hàng trăm lượt ĐVTN tình nguyện tham gia các hoạt động xoá nhà dột nát, phá bỏ cây thuốc phiện trong những tháng thanh niên, chiến dịch hè được nhiều người chú ý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục