Một cựu chiến binh năng động

  • Cập nhật: Thứ ba, 4/12/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo chân ông Hiếu - Chủ tịch UBND xã Hán Đà, huyện Yên Bình (Yên Bái), tôi đến thăm gia đình anh Tài - Hội viên CCB của xã. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà xây cấp bốn khang trang và khá đầy đủ tiện nghi là người đàn ông trung niên có nước da ngăm đen, dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát.

Anh Tài tâm sự rằng, anh tuổi Tân Sửu (1961) cái tuổi mà người xưa cho là khá vất vả trong cuộc sống. Học xong phổ thông, năm 1979 anh nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc. Năm 1983, hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương rồi xây dựng gia đình. Những năm đó, nền kinh tế đất nước chưa phát triển, đời sống nhân dân rất khó khăn. Gia đình anh cũng như bao gia đình khác ở xã Hán Đà này quanh năm vất vả đầu tắt mặt tối, giỏi lắm cũng chỉ đủ ăn chứ nói gì đến làm giàu. Đất có, rừng có mà người dân vẫn phải chịu đói nghèo, lạc hậu.

Từ khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng cho dân và vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã thực sự mở ra hướng thoát nghèo và vươn lên làm giàu cho gia đình anh và nhiều người khác.

Sau nhiều trăn trở và tìm tòi, anh Tài bàn bạc với vợ con, mạnh dạn vay vốn ngân hàng và nhận trên 5 ha đất đồi rừng để làm kinh tế. Anh đầu tư trên 1 ha thâm canh cây chè. Do biết chọn giống tốt và tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nên mỗi lứa chè đã cho sản lượng trên 1.200 kg búp tươi. Diện tích rừng còn lại, gia đình anh trồng keo, bạch đàn, bồ đề là những cây hợp thổ nhưỡng và có giá trị kinh tế cao. Trên 400 gốc cọ lâu năm ở vườn nhà do hiệu quả kinh tế thấp được anh chặt bỏ để thay thế bằng các loại cây công nghiệp có giá trị khác.

Anh kể: "Những năm đó mọi người trong gia đình anh hầu như suốt ngày ở trên đồi, trên rừng, miệt mài lao động nhiều lúc đến quên ăn, quên ngủ". Rừng cây lớn lên từng ngày trong sự chăm sóc, chờ mong của mọi người đất rừng đã không phụ công lao vất vả của người. Đến nay, các loại cây trồng trên đất đồi rừng của gia đình anh đã cho thu nhập hàng năm trên 50 triệu đồng.

Trên diện tích 8 sào đất nông nghiệp, gia đình anh đầu tư thâm canh lúa lai năng suất cao, trồng xen canh cây màu vụ 3, cho thu nhập gần 20 triệu đồng/năm. Không chỉ trồng trọt, gia đình anh Tài còn đầu tư phát triển chăn nuôi ở xã Hán Đà. Chuồng lợn, chuồng bò được anh xây dựng đúng kỹ thuật, quy hoạch thành từng khu riêng biệt thuận lợi cho chăm sóc và đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong chuồng lợn, lúc nào cũng có 2 nái đẻ cho sản lượng trên 500kg lợn giống/năm. Mỗi năm, xuất chuồng 2 lứa lợn thịt, mỗi lứa trên chục con. Nhà anh còn có đàn bò gần chục con vừa bò thịt, bò sinh sản. Thu nhập từ chăn nuôi của gia đình anh Tài ước khoảng trên 30 triệu/năm.

Tôi nhẩm tính, như vậy tổng thu nhập của gia đình anh cũng ngót 100 triệu/năm, quả là một con số ấn tượng. Anh Tài cho biết, đây là nguồn thu chính và thường xuyên để gia đình anh xây nhà, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, nuôi con cái học hành và đóng góp các nghĩa vụ với nhà nước, với địa phương. Anh Tài còn đầu tư mua một máy quay chè, một cối vò chè chạy điện công suất 1.000kg/ngày. Từ đó đến nay, gia đình anh và nhiều gia đình trong xã đã chủ động được khâu chế biến chè búp tươi, không còn sợ để chè quá lứa hoặc bị tư thương mua ép giá như trước đây.

Điều gây ấn tượng với tôi nữa là, trong năm 2006, gia đình anh đã chủ động đầu tư tiền, công sức cùng với sự giúp đỡ về ngày công của Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ thôn để mở một con đường dài 1,5km, rộng 2m nối liền từ đường xã vào đến khu đồi rừng. Con đường hoàn thành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, đặc biệt là việc chuyên chở, khai thác nông lâm sản, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình anh và nhiều gia đình khác trong thôn.

Cùng với phát triển kinh tế, gia đình anh Tài còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Bản thân anh Tài là Chi hội phó Chi hội Cựu chiến binh, kế toán Hội Khuyến học thôn Hán Đà 2. Vợ anh cũng là cán bộ Hội Phụ nữ thôn. Anh chị đều là những cán bộ năng nổ, có trách nhiệm với công tác đoàn thể. Tám nhân khẩu của ba thế hệ trong gia đình anh luôn sống hòa thuận, đầm ấm. Các con của anh chị đều học hành tiến bộ. Nhiều năm liên tục, gia đình anh Tài đều được công nhận là gia đình văn hóa tiên biểu ở khu dân cư.

Năm 2007, gia đình anh vinh dự được bình chọn là gia đình văn hóa tiêu biểu được đi dự Hội nghị biểu dương các gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc cấp huyện, tỉnh và toàn quốc. Những cựu chiến binh như anh Tài thực sự là những tấm gương sáng trong cuộc sống hôm nay.

Đỗ Quân

 

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục