Một tấm lòng vàng

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Gần 15 năm nay, dấu chân của ông Bùi Đức Thịnh ở phố Bách Lẫm (thành phố Yên Bái) đã có ở hầu khắp các huyện thị trong tỉnh. Với tấm lòng của một thầy thuốc, ông tìm đến những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, éo le không có đủ điều kiện để chữa bệnh, những mong giúp họ giảm bớt đi sự lo lắng về bệnh tật.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Đông y ở xã Sơn Nga, huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ, năm 1973 ông Thịnh càng có điều kiện phát huy tay nghề của mình khi tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội, với chuyên khoa Đông Y. Sau hơn 20 năm công tác, ông được nghỉ hưu. Đúng vào những năm đầu chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang cơ chế thị trường, gia đình ông cũng khó khăn như bao gia đình khác. Ông đã phải đi bán thuốc chữa bệnh cho những người bệnh trong tỉnh và các tỉnh khác.

 

Sau những chuyến đi thực tế ấy, ông càng thấu hiểu và cảm thông hơn với những người thuộc diện nghèo không có tiền để chữa bệnh. Tấm lòng “Lương y như từ mẫu” đã thôi thúc ông đến với những người bệnh nghèo ở các vùng quê. Không chỉ chữa được bệnh miễn phí mà ông còn mở rộng tấm lòng hảo tâm giúp đỡ các gia đình bệnh nhân nghèo. Chính điều đó, tên tuổi của ông đã được nhiều người dân ở các xã Tân Đồng của huyện Trấn Yên hay xã Lang Khay, xã Mỏ Vàng của huyện Văn Yên... nhắc đến với cái tên “Thầy thuốc của dân nghèo”.

 

Bà Phạm Thị Oanh ở tổ 3+4 phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái - một thân một mình sống bằng trợ cấp xã hội, lại hay đau yếu thường xuyên. Xúc động trước cảnh ngộ của bà, từ năm 2003 đến nay, ông Thịnh đã tình nguyện đến chữa bệnh và còn trợ cho bà mỗi tháng 200.000 đồng để bà Oanh trang trải cuộc sống. Bà Bùi Thị Nhung ở thôn 9, xã Quy Mông (Trấn Yên), hiện hai ông bà đã ngoài 70 tuổi, bà Nhung mắc bệnh không đi lại được mà gia đình lại khó khăn, từ nhiều tháng nay ông Thịnh đã trợ cấp cho gia đình bà 100.000 đồng/tháng. Bà Oanh xúc động nói: “Gia đình chỉ có hai người già, thu nhập không có, bản thân tôi lại đau ốm thường xuyên, rất may cho chúng tôi đã có ông Thịnh trợ cấp thường xuyên phần nào cũng giảm bớt khó khăn”.

 

Chị Triệu Thị Tư ở thôn Chấn Hưng, xã Lương Thịnh (Trấn Yên) bị bệnh động kinh nhiều năm nay. Trong một lần bệnh tái phát, không may chị bị ngã vào bếp củi làm bỏng nặng 2 bàn tay và chân. Vì nhà nghèo không có tiền chữa bệnh nên vết thương của chị đã bị hoại tử, nếu không được chữa trị kịp thời chị khó giữ được tính mạng. Thông qua sự giới thiệu của Đảng ủy, chính quyền xã Lương Thịnh và qua Hội Chữ thập đỏ huyện Trấn Yên, ông Thịnh không những tự nguyện trợ cấp liên tục cho chị trong 3 năm với mức 120.000 đồng/tháng, mà còn giúp chị toàn bộ kinh phí phẫu thuật và điều trị với tổng số tiền lên tới gần 10 triệu đồng.

 

Không chỉ tận tình giúp đỡ người già, gia đình khó khăn, mà hiện nay ông Thịnh còn giúp đỡ 6 trẻ em tật nguyền, trẻ mồ côi ở các xã Giới Phiên, Kiên Thành, phường Yên Ninh thành phố Yên Bái với mức từ 100.000 đồng/tháng đến trợ cấp không thời hạn. Những đóng góp đầy nhân ái của ông Thịnh đã góp phần không nhỏ thắp sáng thêm niềm tin và hy vọng cho trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn.

 

Chỉ tính riêng trong 2 năm 2006-2007, ông Thịnh đã trợ cấp thường xuyên cho 16 người; cấp 10 con bò cái sinh sản cho 4 hộ gia đình ở huyện Yên Bình và giúp một số hộ vay tiền không tính lãi để phát triển sản xuất, với số tiền lên tới trên 150 triệu đồng, đó là chưa kể đến số tiền thuốc ông chữa bệnh không lấy tiền đối với các bệnh nhân nghèo. Riêng ở huyện Trấn Yên, năm qua ông đã trực tiếp nhận giúp đỡ 8 người.

 

Theo chân ông trên những nẻo đường làm từ thiện, chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử cao đẹp và càng khâm phục hơn khi ông coi những việc mình làm thời gian qua chỉ là bước khởi đầu cho việc làm từ thiện. Ông Bùi Đức Thịnh tâm sự: “Những mảnh đời éo le, bất hạnh mà tôi gặp thì quả là họ rất đáng thương. Tôi đã quyết định một phần tiền lãi từ thuốc và tiết kiệm trong sinh hoạt để giúp họ giảm bớt những khó khăn”. Đối với ông Thịnh, tuy gia đình không phải giầu có, nhưng ngày đêm ông đang tích cực đóng góp một phần công sức của mình để làm từ thiện, thì đó quả là một người có tấm lòng vàng.

 

Thanh Hùng

Các tin khác
Công an xã Tú Lệ và em Hà Kiều Oanh bàn giao tài sản cho chị Lò Thị Thu.

Em Hà Kiều Oanh – học sinh Trường Tiểu học xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn sau khi nhặt được ví da có gần 6 triệu đồng đã nhờ công an trả lại người đánh mất.

Buổi ra mắt mô hình du lịch của chị Lý Thị Thiêm - Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải.

Khi nói về cách nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh: “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước…”. Thực hiện lời dạy của Người, nhiều cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong mọi hoạt động, phong trào, trong đó có phong trào phát triển kinh tế, để đồng bào học và làm theo.

Cựu chiến binh Phùng Tiến Nhung (ngồi giữa) xúc động kể lại câu chuyện chiến đấu năm xưa.

Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức về một thời mưa bom, bão đạn vẫn là những kỷ niệm in đậm trong cựu chiến binh (CCB) Phùng Tiến Nhung ở tổ 3, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.

Anh Phạm Tuấn Anh làm việc tại xưởng nhôm kính.

Học tập và làm theo gương Bác ở đức tính cần cù, chịu khó trong lao động, chàng thanh niên trẻ Phạm Tuấn Anh ở thôn Trực Bình, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã quyết tâm vượt khó vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục