Một nông dân có trang trại hơn 200 ha

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/1/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Qua lời giới thiệu của Hội Nông dân huyện Văn Yên, chúng tôi đến thôn Đức Tiến, xã Đông An để tìm hiểu về cách làm giàu của anh nông dân Ngô Thành Đông.

Anh Đông năm nay bước sang tuổi 38. Ngay từ năm 2000, Hạt kiểm lâm huyện Văn Yên, đặc biệt là Hội Nông dân Văn Yên đã giao cho gia đình anh 210 ha đất để thực hiện mô hình phát triển kinh tế trang trại. Bước đầu xây dựng trang trại nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp, anh tiến hành trồng trọt và chăn nuôi với quy mô nhỏ để “lấy ngắn nuôi dài”. Đồng thời, anh tích cực tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do Hội Nông dân huyện phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật tổ chức...

Sau 7 năm không ngừng học hỏi, tự vươn lên phấn đấu, đến nay trong 210 ha trang trại đã có 200 ha rừng và trong tổng số 60 ha quế, có 50 ha cây quế đã được 3 năm tuổi; 90 ha cây keo lai 4 năm tuổi và 1 ha bạch đàn đã đến kỳ khai thác. Đồng thời, anh đã kết hợp giữa trồng rừng với chăn nuôi và hiện tại đã có 15 con trâu, bò; nuôi từ 5 đến 7 con lợn nái, mỗi năm xuất chuồng từ 1 đến 1,2 tấn lợn thịt.

Không chỉ dừng lại ở việc phát triển trồng rừng và chăn nuôi, anh Đông còn sản xuất chế biến lâm sản từ nguồn nguyên liệu có tại địa phương. Với mong muốn thành lập hợp tác xã, tháng 5 năm 2003, Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp được thành lập, gồm 15 xã viên và số vốn cổ phần ban đầu là 400 triệu đồng cùng với một số tài sản khác như: nhà xưởng, máy cưa, ô tô vận tải đang mang lại thu nhập cao cho xã viên và giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Hợp tác xã còn tham gia nộp thuế và các khoản nghĩa vụ khác đầy đủ và đúng thời gian quy định; tích cực tham gia đóng góp vào các hoạt động từ thiện như: quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì trẻ thơ. Tham gia đóng góp mỗi năm từ 1 đến 15 triệu đồng vào các phong trào của một số  hội, đoàn thể ở cơ sở; xây dựng cơ sở hạ tầng như: trường học, đường giao thông trên địa bàn xã.

Thùy An

Các tin khác

YBĐT - Gần 15 năm nay, dấu chân của ông Bùi Đức Thịnh ở phố Bách Lẫm (thành phố Yên Bái) đã có ở hầu khắp các huyện thị trong tỉnh. Với tấm lòng của một thầy thuốc, ông tìm đến những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, éo le không có đủ điều kiện để chữa bệnh, những mong giúp họ giảm bớt đi sự lo lắng về bệnh tật.

Giờ thể dục của học sinh Trường phổ thông cơ sở xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải.

YBĐT - Là người con dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên tại bản Lụ, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn, sau khi tốt nghiệp Trường trung cấp Sư phạm Nghĩa Lộ, năm 1976, thầy giáo Hà Thanh Tý đến nhận công tác tại xã vùng cao Làng Nhì, huyện Trạm Tấu.

YBĐT - Nằm cách thành phố Yên Bái khoảng 200km về phía Tây Bắc, Mù Cang Chải là huyện thuộc diện vùng cao, vùng xa nhất của tỉnh Yên Bái. Bà con nơi đây hầu hết là người Mông, trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Sùng Bla Ký (người đầu tiên từ trái sang) thường xuyên cùng các thanh niên trong xã tuần tra bảo vệ xóm làng.

YBĐT - Là người có 15 năm làm xã đội trưởng ở vùng cao Mù Cang Chải, anh Sùng Bla Ký - người con của đồng bào Mông, xã Mồ Dề luôn chứng tỏ được vai trò tiên phong gương mẫu của mình trong công tác giữ vững an ninh quốc phòng ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục