Kinh nghiệm nuôi nhím

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/4/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nuôi nhím là một nghề rất mới. Nhím được xếp vào số các loài thú quý hiếm, thịt nhím được ưa chuộng và bán với giá rất cao. Thịt nhím nạc, ngọt thịt và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, nhiều loại thuốc quý.

 Sau khi được giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhiều hộ dân ở khắp các huyện trong tỉnh đã tiến hành nuôi sang nuôi nhím nhằm nâng cao thu nhập, tiến tới làm giầu. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 200 hộ nuôi số lượng từ 1 cặp đến 20 cặp. Riêng thành phố Yên Bái đã có 30 hộ nuôi, điển hình là hộ gia đình ông Đinh Quang Trung ở tổ 17A phường Nguyễn Thái Học.

Ông Trung cho biết, vào khoảng tháng 10 năm 2006, khi được biết ở thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La đã thành lập hội nuôi nhím rất hiệu quả, ở đây họ bán giống và sẵn sàng tư vấn về kỹ thuật, ông đã tìm đến và lưu lại 10 ngày để học hỏi kinh nghiệm. Trở về ông mang theo 4 cặp nhím giống, trị giá là 34 triệu đồng. Đây là số tiền bán xe ô tô chở khách trước đây, là nghề chính nuôi sống cả gia đình.

Khi về cải tạo ngôi nhà cũ của gia đình thành chuồng nuôi nhím, ông đã xây thành 2 dãy chuồng chia ra từng ô, mỗi ô có chiều dài1,5m; rộng 1m phía trước và phía trên dùng lưới thép để ngăn ở giữa là lối đi.

Trong quá trình nuôi nhím sinh trưởng và phát triển rất tốt, từ 4 cặp nhím ban đầu sau hơn 1 năm nuôi đến nay đã sinh sản và phát triển được 25 cặp nhím, ông giữ lại 19 cặp để nuôi kín các ô chuồng và bán 6 cặp thu về trên 70 triệu đồng. Đã có nhiều người đến thăm quan học hỏi kinh  nghiệm và mua giống của gia đình, song lượng cung chưa đủ cầu.

Ông Trung rất tâm huyết với con nhím, ông nói đây là vật nuôi siêu lợi nhuận. Chuồng trại có thể tận dụng chuồng nuôi lợn nuôi gà, nhà xưởng cũ… để nuôi.

Nhím không kén thức ăn với hầu hết các loại củ quả và rau, ngô hạt… Ông tính một năm một con nhím chỉ ăn hết khoảng 200 ngàn đồng tiền thức ăn trong khi đó nó có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-3 con, sau khi nuôi 3-4 tháng có thể bán giống, nếu nuôi để sinh sản thì sau 1 năm đã có thể cho phối giống.

Đặc biệt là nhím không bị mắc một loại bệnh nào cả, trong quá trình nuôi không cần phải tiêm phòng. Khi chúng tôi hỏi trong hơn một năm nuôi thì đàn nhím của gia đình đã bao giờ bị mắc bệnh chưa? Ông nói: “Duy nhất có một lần nó bị ỉa chảy do tôi cho ăn trái cây bị thối mà không rửa, cắt cẩn thận nhưng tôi chỉ cho ăn vài quả ổi là khỏi ngay”. Hàng ngày ông chỉ bỏ ra 2 giờ để chăm sóc đàn nhím  công việc rất phù hợp với tuổi già vì nó nhẹ nhàng và đơn giản.

Thành công của mô hình trên chính là việc tiếp thu ứng dụng kỹ thuật mới. Nhím là động vật hoang dã, nhưng để nuôi thành công phải có một qui trình hoàn hảo, nhiều công đoạn từ việc làm chuồng, thức ăn, chăm sóc, đến việc phối giống đòi hỏi người nuôi phải tâm huyết, chịu khó, có kỹ thuật và kinh nghiệm thuần thục.

Nuôi nhím để làm giầu không còn là bài toán viển vông. Đó là sự thật, một sự thật đáng để bà con quan tâm nó có thể giúp bà con không chỉ vượt qua đói nghèo mà còn có thể vươn lên giầu có.    

Nguyễn Thị Nhàn

Các tin khác
Đại tá Lê Thị Thanh Hằng tặng quà các cháu thiếu nhi được Hội phụ nữ Công an tỉnh Yên Bái nhận đỡ đầu.

Các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thời gian qua đã được Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Yên Bái, trực tiếp là Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Bí thư Đảng ủy, PGĐ chỉ đạo thực hiện hiệu quả, khích lệ mọi người hăng hái thi đua trong công tác, chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Ông La Tài Quan (bên trái) trao đổi với lãnh đạo xã và bà con thôn Thác Tiên về phát triển và bảo tồn gen quế giống.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, học và làm theo Bác để cùng với Ban Chi ủy Chi bộ vận động đồng bào thực hiện tốt hương ước làng xóm, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và cùng nhau đóng góp công xây dựng thành công thôn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu vào cuối năm 2024. Ông cũng là điển hình được đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 với những thành tích tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 05. Đó là Phó thôn La Tài Quan - người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên.

Hàng tháng, gia đình bà Cù Thị Vân Hồng sản xuất khoảng trên 300 m2 khối gỗ ván bóc xuất bán ra thị trường.

Với đức tính cần cù, ham học hỏi, bà Cù Thị Vân Hồng năm nay ngoài 50 tuổi, ở thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên luôn nỗ lực tập trung phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, làm ván bóc, vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hàng năm, gia đình bà Hồng có thu nhập vài trăm triệu đồng.

Cựu chiến binh Lê Chí Công giới thiệu về quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm.

Luôn biết tìm ra hướng phát triển kinh tế mới, vừa là chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) vừa là giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tự thành lập với tổng nguồn thu hàng năm từ 600 - 800 triệu đồng và việc nào cũng "tròn vai". Người CCB năng động này là Lê Chí Công, Chi hội trưởng Chi hội CCB thôn Tiền Phong, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục