Ông Lý A Đanh làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Nổi lên trong phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi ở xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên mấy năm qua phải kể đến gia đình ông Lý A Đanh, dân tộc Dao, thôn Ao Ếch.

6 ha quế mỗi năm cho thu tỉa trên 20 triệu đồng.
6 ha quế mỗi năm cho thu tỉa trên 20 triệu đồng.

Bao đời sống gắn bó với đất rừng nhưng nhiều năm trước đây cuộc sống của gia đình ông Đanh cũng như mấy chục hộ đồng bào Dao thôn Ao Ếch nói riêng và người dân xã Châu Quế Thượng vẫn chưa sao thoát khỏi đói nghèo. Chủ trương giao đất giao rừng của Đảng và Nhà nước được triển khai về xã đã gợi mở và định hình cho ông hướng mới phát triển kinh tế gia đình. Với suy nghĩ chỉ có dựa vào đất rừng để phát triển kinh tế mới mong thoát được đói nghèo, ổn định cuộc sống. Ông xin xã chuyển cả gia đình vào thôn Ao Ếch nhận đất trồng rừng.

Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, trong 2 năm đầu gia đình ông phát nương tra lúa, trồng ngô, sắn và khai phá đất khe đồi làm ruộng nước. Đất nương sau 2 năm canh tác ông chuyển sang trồng quế xen một số loại cây lâm nghiệp có giá trị như lát, đinh và cây bản địa lấy gỗ.

Vắt sức cho đất. Từ hai bàn tay trắng sau 5 năm phát triển kinh tế trang trại (2002 – 2007), đến nay gia đình ông Đanh đã trồng được 6 ha quế,  khai hoang ruộng nước, 3 ao nuôi thả cá thịt. Sản lượng thóc thu được hàng năm, ngoài chủ động để lại được lương thực ăn quanh năm, gia đình ông còn dành một phần đầu tư phát triển đàn trâu, bò, ngựa gần hai chục con, chăn nuôi lợn và gia súc gia cầm.

Nhờ có kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế hợp lý, hiện nay tổng thu nhập một năm của gia đình ông Lý A Đanh đạt từ 25 đến 30 triệu đồng. Tiếp tục nhân ra đàn trâu bò, ngựa, đầu tư chăn nuôi lợn, cá kết hợp với khai thác tỉa thưa quế, trong một hai năm tới tổng thu nhập của gia đình ông Đanh sẽ không dừng lại ở con số ba mươi triệu đồng như hiện nay.

Dựa vào rừng và khai thác đất rừng để làm giàu cho mình, cuộc sống của gia đình ông Đanh đã trở nên sung túc. Kinh nghiệm và cách thức tổ chức sản xuất khoa học, hiệu quả của gia đình được ông chia sẻ với bà con trong thôn, trong xã. Với ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, hàng năm gia đình ông được bà con trong thôn, trong xã bầu chọn là điển hình tiên tiến trong phong trào làm kinh tế giỏi của địa phương.

Từ thực tiến phát triển kinh tế của gia đình, ông Đanh cho rằng: ngoài nội lực gia đình thì việc đầu tư phát triển kinh tế đồi rừng cũng như các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn rất cần có sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền và sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể trong tạo nguồn vốn vay ưu đãi.

Hiện phong trào Người cao tuổi làm kinh tế giỏi ở xã vùng cao Châu Quế Thượng đã xuất hiện hàng chục điển hình tiên tiến. Đây đã và đang là  những tích cực hạt nhân thúc đẩy phong trào phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo ở địa phương.

Minh Thuý

Các tin khác

YBĐT - Mấy năm trở lại đây, nhiều gia đình nông dân ở thôn Ta Tiu, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn (Yên Bái) luôn lấy mô hình chăn nuôi, phát triển kinh tế của gia đình chị Hoàng Thị Viên để học tập và áp dụng.

YBĐT - Sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) và gia đình đông con, nhưng bố mẹ vẫn cố gắng tạo cho Cầm Ngọc Sâm đi học. Thời học sinh, anh đã khắc ghi 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng, nên là một người dân tộc thiểu số ở vùng cao, đi học xa cách nhà khoảng 150 km, anh vẫn quyết tâm đi học cấp III tại Trường phổ thông Dân tộc

Mô hình chăn nuôi thỏ tại gia đình ông Phạm Đức Toàn ở tổ 30 phường Yên Thịnh (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Thanh Nhàn)

YBĐT - Ông Nguyễn Văn Tuân hiện đang cư trú tại thôn 3 Thanh Hùng, xã Tân Thịnh (thành phố Yên Bái). Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm giao thông viên rồi A trưởng du kích. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng và được giao nhiệm vụ B trưởng Dân quân cơ động của xã, tham gia trực chiến đánh máy bay Mỹ ngay tại quê hương.

YBĐT - Tổ Tiết kiệm và Vay vốn số 7, phường Pú Trạng (thị xã Nghĩa Lộ) được thành lập năm 2005, ban đầu chỉ có 26 hội viên, đến nay đã lên tới 47 hội viên với số vốn quản lý 314 triệu đồng. Để vốn vay được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Nghĩa Lộ đã tạo điều kiện giúp đỡ Tổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục