Người kể chuyện về Bác bằng song ngữ Việt – Mông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/5/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Câu chuyện “Bài nói chuyện của Bác Hồ với đồng bào tại sân Căng Yên Bái năm 1958” của thí sinh Hảng A Thào được kể bằng song ngữ Việt – Mông đã trở thành câu chuyện gây được ấn tượng nhất tại vòng chung khảo Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Yên Bái.

Hảng An Thào kể chuyện về Bác trong Hội thi.
Hảng An Thào kể chuyện về Bác trong Hội thi.

Tôi đã được đọc nhiều tài liệu viết về bài nói chuyện của Bác, được nghe những nhân chứng sống kể về sự kiện này song vẫn bị cuốn hút bởi lối dẫn chuyện dí dỏm, giọng kể nhấn nhá rất duyên và sự liên hệ khúc triết, sâu sắc của Thào. Những mẩu chuyện nhỏ, vui Bác nói về vấn đề tăng gia sản xuất, làm tăng vụ, xoá bỏ nương rẫy ở vùng cao; chuyện tiết kiệm trong hội họp, ma chay, cưới hỏi; chống tảo hôn, xoá giặc đói, diệt giặc dốt... qua giọng kể của Thào khiến cả hội trường chật kín người lúc ồ lên vui vẻ khi lại im phăng phắc.

Sinh ra và lớn lên ở Pá Lau, một xã nghèo đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, hơn ai hết Thào hiểu đồng bào Mông quê mình còn nghèo và rất lạc hậu. Tốt nghiệp đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, anh tình nguyện trở về công tác tại quê hương. Tâm nguyện của Thào đó là được mang những kiến thức đã học để giúp đồng bào mình tăng gia sản xuất giỏi như người miền xuôi, biết làm kinh tế và thoát được đói nghèo và mong ước ấy đã được anh chuyển tải cảm động đến người nghe tại Hội thi.

Là một trong số 25 thí sinh xuất sắc lọt vào vòng sơ khảo Hội thi:  “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp tỉnh A Thào rất vui. Anh cho biết, có rất nhiều câu chuyện cảm động về Bác mà anh thích nhưng những điều sâu sắc, tâm huyết và phù hợp với công việc của mình anh tìm thấy được trong bài nói chuyện của Bác với đồng bào Yên Bái 50 năm trước. Những chuyện mà Bác quan tâm ngày nào vẫn đang là vấn đề thời sự, trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội được Đảng bộ, chính quyền Trạm Tấu quyết tâm thực hiện.

Là cán bộ chỉ đạo kỹ thuật công tác tại phòng Nông nghiệp huyện nên công việc của Thào chủ yếu là ở cơ sở, “ba cùng” với bà con.  Thào cho biết, mỗi lần đi cơ sở, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật hay trò chuyện bàn cách phát triển kinh tế với bà con anh đều gắn những điều Bác dạy, Bác nói trong bài nói chuyện vào từng công việc, từng hoàn cảnh cụ thể cụ thể. Theo anh, đó vừa là cách tập dượt bài kể cũng là cách tuyên truyền hiệu quả nhất, cách cụ thể hoá rõ nhất nội dung của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến với đồng bào.

Giải đặc cách trong Hội thi “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Yên Bái được trao cho Hảng A Thào, người kể chuyện về Bác bằng cả tiếng Việt và tiếng Mông là niềm động viên lớn đối với chàng trai trẻ người Mông này. Song cái được lớn hơn cả với anh đó là đã học được, hiểu được nhiều điều quý giá từ tư tưởng cách mạng, nhân cách vĩ đại và đạo đức sáng người của Bác. Điều đó càng thôi thúc anh phấn đấu học tập nâng cao nghiệp vụ, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, quyết tâm thực hiện bằng được những điều mình tâm huyết.

Minh Thúy

Các tin khác
Vợ chồng cụ Lò Văn Ngâu trong cuộc sống nhàn vui sau khi cai được nghiện.

YBĐT - Cụ Lò Văn Ngâu, người dân tộc Thái 77 tuổi, cư trú tại bản Có Thái, xã Nậm Có, Mù Cang Chải. Trước đây, cụ Ngâu đã có 11 năm nghiện hút. Là người dân vùng cao, ở độ tuổi như cụ, việc nghiện hút thuốc phiện là chuyện bình thường, ít ai nghĩ đến chuyện phải đi cai, vì cho rằng tuổi cao, sức đã yếu.

YBĐT - Với đồng lương hưu ít ỏi lại nuôi 4 đứa con ăn học, nên đã có những thời gian gia đình ông rất túng bấn phải vay mượn khắp nơi. Ông bà cũng đã nghĩ nhiều cách làm kinh tế để có điều kiện cho các con được ăn học cho bằng bạn bằng bè. Cái thời điểm khó khăn vất vả nhất, ấy là vào những năm 1990.

Cặp nhím 2 năm tuổi có tổng trọng lượng khoảng 13kg của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy ở khu phố 9, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên).
(Ảnh: Tiểu Linh Chi)

YBĐT - Gia đình chị Phạm Thị Loan và anh Phạm Văn Khái ở thôn 11, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên (Yên Bái) là hộ nuôi nhím đầu tiên ở xã.

Bà Lương Khánh Nguyệt (người có đánh dấu x) cùng Đoàn chụp ảnh lưu niệm trong lần biểu diễn cho Bác Hồ xem tại Phủ Chủ tịch năm 1962.

YBĐT - Tôi gặp chị vào một ngày cuối tháng 4 năm 2008. Dù đã bước vào tuổi 66, nhưng chị vẫn còn giữ được nét xuân sắc, duyên dáng của một diễn viên chuyên nghiệp. Nói về sự nghiệp ca hát của mình, chị bồi hồi xúc động kể lại những kỷ niệm không bao giờ quên, đó là hai lần vinh dự được gặp và hát cho Bác Hồ nghe...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục