Vượt lên thương tật

  • Cập nhật: Thứ năm, 19/6/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo chị Hoàng Thị Thư - Chủ tịch Hội Nông dân xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái), chúng tôi về thôn Ngòi Kèn đến thăm gia đình anh Cù Văn Phục - một người đã vượt lên thương tật để vươn lên thoát nghèo.

Anh Cù Văn Phục chăm sóc đàn dê.
Anh Cù Văn Phục chăm sóc đàn dê.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân thuần tuý, vì vậy, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, vất vả. Nỗi vất vả lại càng nặng thêm trên đôi vai anh khi lập gia đình và ở riêng. Ban đầu, vốn không có, anh Phục lăn lộn với mấy sào ruộng trồng: ngô, sắn, lạc… Thay đổi cách làm ăn, chuyển dịch cơ cấu cây trồng với giá trị cao, qua thực tế anh quyết định chuyển toàn bộ diện tích lúa ngô sang trồng cây mướp đắng. Sau một thời gian, do canh tác tốt, biết cách chăm sóc, nên nguồn thu nhập từ mướp đắng tương đối ổn định. Mọi việc đang thuận lợi thì năm 2002, anh bị tai nạn lao động.

Với số tiền dành dụm được làm vốn lại phải chi phí hết vào chữa bệnh và anh mang thương tật vĩnh viễn gần 50% sức khoẻ. Lúc này, anh Phục rất chán nản, nhưng được sự động viên của bà con và tạo điều kiện của hội nông dân xã giúp anh vay vốn, anh đã mua 7 con lợn nái, 5 con dê để chăn nuôi và mua chanh giống về trồng thử. “Vạn sự khởi đầu nan, đến nay, gia đình có 200 cây chanh, trung bình mỗi năm thu trên dưới 30 triệu đồng. Khi có vốn, năm 2005, anh Phục mua 3 đàn ong mật với giá gần 400.000 đồng/đàn. Công việc lúc đầu khá khó khăn, bằng sự kiên nhẫn, chịu  nghiên cứu, chăm sóc, dần dần anh có kinh nghiệm và thu được những thành công.

Hiện nay, gia đình có trên 30 đàn ong và trung bình mỗi đàn ong cho khoảng 15-20 kg mật/năm. Việc nuôi ong ngày càng suôn sẻ vì anh đã nắm được tập tính, vụ hoa và nắm bắt thời tiết, áp với giá thị trường hiện nay thì 1 lít mật khoảng 100 nghìn đồng, và mỗi năm thu được khoảng 60 triệu đồng, trừ chi phí anh có lãi khoảng 40 triệu đồng. Biết sử dụng đồng vốn hiệu quả và cách thức phát triển kinh tế. Đến thời điểm này, gia đình anh có 20 con dê; trên 30 đàn ong và gia cầm vài trăm con. Tổng thu nhập gia đình anh trên dưới 70 triệu đồng/năm. Trong niềm vui, anh Phục nói: “Thoát khỏi cái đói, cái nghèo rồi nhưng hạnh phúc lớn nhất cuộc đời tôi là chăm sóc cho các con chu đáo, được học hành đầy đủ”. Anh Phục có 3 người con, con cả và thứ hai đang học THPT và con út đang học THCS.

Trải qua biết bao gian khổ, nhưng bằng ý chí và nghị lực vượt lên thương tật, anh Phục đã làm giàu chính đáng trên quê hương mình, là tấm gương để bà con trong xã học tập và noi theo.

 Minh Tuấn

Các tin khác
Anh Tuấn đang kiểm tra mật độ cá.

YBĐT - Dám nghĩ dám làm, anh Hoàng Văn Tuấn ở thôn 6, xã Hợp Minh đã trở thành một triệu phú cá lúa ở Trấn Yên (Yên Bái)

Chị Hà Thị Liễn (người bên trái) trao đổi chuyên môn
với cán bộ phụ nữ xã.

YBĐT - “Những năm đầu nhận việc, không ít lần chị em không hiểu, chồng con không thông cảm khiến tôi nản chí, nản lòng muốn bỏ việc…”. Nhưng cái nản lòng của chị đã không thắng nổi tinh thần trách nhiệm muốn góp sức làm vơi bớt nhọc nhằn cho chị em thôn bản, nên chỉ là cái nản lòng trong chốc lát. Để rồi thấm thoát chị Hà Thị Liễn đã gắn bó với vai trò Hội trưởng chi hội phụ nữ kiêm cán bộ dân số bản Sang Thái, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ 12 năm nay.

YBĐT - Nói đến anh Trần Văn Bình, tổ 1B, phố Hồng Phú, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, mọi người thường khen ngợi, đó là một Bí thư Chi bộ nhiệt tình với công tác xã hội.

YBĐT - Chúng tôi cùng với cán bộ Huyện đoàn Lục Yên về thôn Thoóc Phưa, thị trấn Yên Thế thăm gia đình một thanh niên năng động làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát khỏi nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục