Người bệnh binh trên trận tuyến mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thương bệnh binh, những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc độc lập, hòa bình. Còn hôm nay, họ vượt lên khó khăn, vững vàng trên trận tuyến mới – phát triển kinh tế. Bệnh binh 2/3 Đặng Huy Chuân ở tổ dân phố 2, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình (Yên Bái)là một người như thế.

Xưởng chế biến gỗ rừng trồng của bệnh binh 2/3 Đặng Huy Chuân.
Xưởng chế biến gỗ rừng trồng của bệnh binh 2/3 Đặng Huy Chuân.

Chúng tôi đến thăm gia đình bác Đặng Huy Chuân vào một ngày tháng Bảy đẹp trời. Đang tất bật với công việc, có khách, bác gác lại và đưa chúng tôi đi thăm một vòng những công trình của bao ngày “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Trong căn nhà xây cấp bốn, nhấm nháp chén trà, bác cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, lại đông anh em nên gia cảnh lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn. Mấy anh em lăn lộn với đủ mọi việc nhưng cuộc sống cũng mới tạm gọi là đủ miếng cơm, manh áo qua ngày.

Năm 1966, vừa tròn 18 tuổi, tôi được đi học lớp sơ cấp xăng dầu rồi vào làm ở Ty Thương nghiệp Yên Bái. Được khoảng 4, 5 tháng gì đó, theo tiếng gọi của Tổ quốc, tôi nhập ngũ, được phân vào Đơn vị 979 thuộc Đoàn 559, Quân khu 9, đào tạo lái xe, hậu cần, chuyên vận chuyển lương thực, quân nhu ra tiền tuyến. Một ngày cuối năm 1969, tôi chỉ nhớ mang máng hình như là ban đêm, khi đang vận chuyển quân nhu thì bị địch phục kích và bị thương ở phần mềm, được về tuyến sau điều trị rồi trở về địa phương theo chế độ. Năm 1972, tái ngũ trong đợt tổng động viên, tôi trở lại đơn vị cũ. Đến năm 1974, tôi xây dựng gia đình. Năm 1976, tôi về nghỉ theo chế độ mất sức lao động 61% sức khỏe”.

Phục viên trở về địa phương, bác Chuân được phân công làm công tác thương binh - xã hội tại thị trấn Thác Bà; năm 1990 trúng cử vào HĐND thị trấn và làm Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn đến năm 1998 thì nghỉ hưu. Cuộc sống vẫn còn khó khăn, làm thế nào để phát triển kinh tế, bảo đảm cuộc sống cho gia đình là trăn trở hàng đêm của bác. Bác đã làm đủ mọi nghề, như: trồng ớt, trồng rau… để bán. Thấy nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng ở địa phương dồi dào, lại biết một chút nghề mộc, cùng sự động viên của bạn bè, bác nảy ra ý định mở xưởng chế biến gỗ rừng trồng tại gia đình.

Với số vốn ban đầu khoảng trên dưới trăm triệu đồng cùng chắt chiu và vay mượn thêm bạn bè, bác mạnh dạn đầu tư máy xẻ, dựng xưởng chế biến gỗ; ban đầu, chỉ chế biến gỗ bao bì bán cho các tỉnh lân cận. Do kinh nghiệm chưa có nên thất bại là chuyện thường. Nhưng với quyết tâm cao và ý chí của anh bộ đội Cụ Hồ, bác đã kiên trì học hỏi, nghiên cứu để sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất.

Không phụ công người, sau một thời gian, xưởng chế biến gỗ mang lại thu nhập khá, nhờ đó mà cuộc sống gia đình bác tương đối ổn định. Để phát triển kinh tế một cách toàn diện, với số vốn gom góp được, bác mua giống bạch đàn, keo về trồng thử trên 6 ha để làm nguyên liệu. Đến thời điểm này, xưởng của bác có 2 máy cưa, máy xẻ. Xưởng gỗ này còn tạo việc làm ổn định cho 16 lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng.

Từ việc trồng rừng, chế biến gỗ rừng trồng, mỗi năm, tổng doanh thu từ xưởng gỗ của bác Chuân đạt trên dưới 900 triệu đồng. Kinh tế gia đình ổn định, nhưng hạnh phúc hơn là những người con của bác đều được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt và học hành chu đáo, trở thành người có ích cho xã hội. Với bác, đó là niềm vui lớn nhất của cuộc đời! Bác được bà con trong tổ dân phố, trong thị trấn nể phục. Nhiều hộ đã học bác, nỗ lực xóa đói giảm nghèo để thị trấn Thác Bà ngày càng khởi sắc.

Chia tay bác Chuân với cái bắt tay rất chặt, chúng tôi cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc của bác. Bởi trải qua biết bao gian khổ, người lính năm xưa ấy bằng ý chí, nghị lực và bàn tay, khối óc của mình đã vươn lên làm giàu cho gia đình mình cũng như cho quê hương. 

Minh Tuấn

Các tin khác
Vợ chồng ông Nguyễn Hữu Lưu quay mật ong.

YBĐT - Không chọn cuộc sống an nhàn khi đã ở những năm tháng có quyền được như thế. Không cho bàn tay, khối óc mình ngơi nghỉ khi đã bước vào tuổi cao niên. Khi làm cha làm mẹ họ đã là những người để con cháu cậy nhờ nay làm ông làm bà họ vẫn "chưa chịu" ngồi đó để nhờ cậy cháu con.

YBĐT - Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn với thực hiện phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và phong trào thi đua yêu nước do Hội LHPN các cấp phát động, nhiều năm qua, chị Nguyễn Thị Nga - Bí thư chi bộ thôn Chăn Nuôi, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ xã Xuân Ái, huyện Văn Yên (Yên Bái) đã vận động gia đình đẩy mạnh phát triển kinh tế. Bản thân chị Nga cũng là người có nhiều đóng góp trong công tác Đảng và Hội tại địa phương.

Ông Kỷ bên chuồng hươu con mới sinh.

YBĐT - Bà con thôn Lan Đình, xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trìu mến gọi ông là “Ông già triệu phú”. Bởi không chỉ là thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm từ trang trại của gia đình, mà ông còn “triệu phú” những điều ông học được từ những năm tháng trong “trường đại học lớn” – TNXP. Tên ông là Nguyễn Kỷ.

Bình quân mỗi ngày doanh nghiệp của chị Thu cho thu khoảng 12.000 quả trứng. (Ảnh: Thanh Chi)

YBĐT - Ở Yên Bái, nhiều người biết đến gia đình chị Nguyễn Thị Thu – chủ doanh nghiệp tư nhân Hiển Thu ở thôn Cường Bắc, xã Nam Cường, thành phố Yên Bái với mô hình nuôi gà siêu trứng công nghệ cao. Đây là một trong những mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế khá, đã có nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục