Chị Hiên vườn ươm

  • Cập nhật: Thứ sáu, 31/10/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Không biết từ khi nào mà người Mông của huyện Trạm Tấu đã gọi chị Nguyễn Phương Hiên – cán bộ vườn ươm thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu với cái tên đầy thân thương như vậy. Chỉ biết rằng mỗi khi xuống các bản làng, chị Hiên lại được người dân trong bản đón chào bằng những tình cảm thiết tha chân thành nhất.

Chị Hiên đang hướng dẫn ng­ười dân chăm sóc cây sơn tra mới trồng.
Chị Hiên đang hướng dẫn ng­ười dân chăm sóc cây sơn tra mới trồng.

19 năm lặn lội với công việc ươm giống cây trồng cũng là ngần ấy năm chị Hiên gắn bó với cuộc sống của đồng bào Mông của huyện vùng cao này.

Sinh ra trong một gia đình đông anh em tại Sơn La, 2 tuổi chị cùng gia đình sang Trạm Tấu, là con cả trong gia đình đông anh em, không may mắn như các bạn bè cùng trang lứa, tốt nghiệp PTTH, chị Hiên đành gác lại ước mơ trở thành cô kỹ sư lâm nghiệp để ở nhà phụ giúp cha mẹ làm kinh tế nuôi các em ăn học.

Vốn yêu thích nghề trồng rừng từ bé, cộng với sự khuyến khích của cha, người đã có nhiều năm kinh nghiệm gắn bó với nghề trồng rừng của lâm trường, năm 1990, chị Hiên xin vào làm công nhân tại Lâm trường Trạm Tấu, nay là Ban quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu.

Với lòng yêu nghề cộng với sức trẻ, nhiệt tình, năng nổ trong công việc, chị đã không quản ngại gian khó lặn lội hết cánh rừng này đến ngọn núi khác, từ những bản làng xa đến gần, chỗ nào còn đất trống đồi núi trọc, chỗ nào đồng bào Mông còn chặt phá rừng làm nương rẫy chị đều có mặt kịp thời.

Tâm huyết với nghề, chị Hiên được ban giám đốc tin tưởng giao cho trọng trách làm công tác “dân vận” với đồng bào vùng cao để họ hiểu được giá trị của việc giữ, bảo vệ rừng. Với trọng trách nặng nề trong khi kinh nghiệm chưa có đã khiến chị bao lần dở khóc, dở cười do bất đồng ngôn ngữ trong cách thể hiện, diễn đạt và thuyết phục người dân. Không chịu đầu hàng trước khó khăn, hàng ngày sau mỗi buổi đến vườn ươm, chuyện trò học hỏi những người dân bản địa, từ những câu chào hỏi xã giao đến những việc làm cụ thể, lâu dần thành quen, chỉ 1 năm sau, chị đã nói thành thạo tiếng Mông.

Cùng ăn, cùng ở với đồng bào, chị Hiên đã vận động được người Mông của các xã vùng sâu như Làng Nhì, Tà Xi Láng... định canh định cư, phát triển kinh tế đồi rừng để ổn định cuộc sống. Hàng năm, vào mùa trồng rừng từ tháng 10 đến tháng 7 năm sau là khoảng thời gian chị ở tại các bản làng, vừa hướng dẫn người dân trồng rừng, ươm giống, đồng thời hướng dẫn cách chăm sóc sao cho những cây trồng đạt tỷ lệ sống đạt cao nhất.

Từ việc vận động đồng bào trồng các loại cây hỗn giao dưới tán rừng  tạo thu nhập trước mắt, mới đây, chủ trương của huyện về phát triển cây sơn tra trên diện rộng tạo điều kiện xoá đói giảm nghèo cho người dân. Tiềm năng kinh tế từ quả sơn tra đã rõ, song để đưa cây sơn tra vào trồng đại trà tại các xã vùng cao lại là một vấn đề, bởi nhiều năm qua, người dân chưa quen với cách trồng và phát triển kinh tế đồi rừng.

Nói và làm sao cho người dân hiểu được giá trị cũng như lợi ích của cây sơn tra, chị Hiên đã xin ý kiến của ban giám đốc nhận ươm 8.000 cây giống sơn tra, phối hợp cùng Huyện đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Phụ nữ huyện ra quân trồng thí điểm hơn 30 ha tại thôn Tà Xùa xã Bản Công và một số thôn của xã Tà Xi Láng, sau đó những diện tích sơn tra này sẽ được giao lại cho từng thôn và từng hộ dân để trông coi bảo vệ chăm sóc và thu hái quả.

Qua khảo sát, bước đầu những diện tích sơn tra mới trồng phát triển khá tốt, người dân rất phấn khởi trước những sáng kiến về việc trồng cây sơn tra của chị Hiên.

Tâm huyết với nghề, không quản ngại gian khó, 19 năm trong nghề là ngần ấy năm chị Hiên lặn lội tới các bản làng, vui có mà buồn cũng có, song với chị Hiên niềm vui lớn nhất là đã giúp người Mông sống được bằng kinh tế đồi rừng, tình cảm ấy đã được các già làng, trưởng bản đặt cho chị cái tên đầy ấn tượng: Giàng Thị Giông. Theo tiếng Mông thì cái tên này có nghĩa là ấm no, tốt đẹp, bởi chị là người đã đem lại ấm no cho đồng bào, mang lại màu xanh cho những cánh rừng.

Thanh Tân

Các tin khác
Ông Thắm chăm sóc quế mới trồng bổ sung trên diện tích đã khai thác. (Ảnh: Phong Sơn)

YBĐT - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thịnh (Văn Yên - Yên Bái) - Đỗ Mạnh Hùng giới thiệu đầy thuyết phục về hội viên Nguyễn Ngọc Thắm ở chi hội Làng Chẹo.

YBĐT - Đó là ông Phạm Xuân Thủy, ở khu 2 thị trấn Cổ Phúc, Trấn Yên (Yên Bái). Ruộng vườn không có, cả gia đình ông chỉ trông chờ vào một suất lương của vợ. Suất lương đó cũng chỉ đủ chi tiêu một cách tằn tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Còn tiền học hành cho con, nhất là trong những năm hai con học đại học và cuối cấp, khó khăn càng nhân lên nhiều lần.

YBĐT - Đến xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), được giới thiệu về gia đình ông Vàng A Châu, 54 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Giàng A là hộ làm kinh tế giỏi. Vì vậy, chúng tôi đã tìm đến nhà ông để tìm hiểu về cách làm giàu.

YBĐT - Theo lời giới thiệu của cán bộ xã, chúng tôi vào thăm gia đình anh Phạm Đình Kết, cựu chiến binh 44 tuổi ở thôn Suối Chép, xã Thịnh Hưng (huyện Yên Bình - Yên Bái). Nét mặt cương nghị, rắn rỏi, đầy ý chí, khiến người ta dễ nhận ra một con người dám nghĩ, dám làm. Điều đó càng được minh chứng, khi chúng tôi đi thăm cơ ngơi của anh với hệ thống ao hồ nuôi cá và hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn gà qui mô rộng lớn được bố trí khoa học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục