Những nông dân làm kinh tế giỏi

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dù ở nông thôn hay thành thị, ai cũng khát khao làm giầu cho mình, cho xã hội. Nhưng làm như thế nào, làm ra sao, đến mỗi người dân, mỗi địa phương lại muôn hình muôn vẻ. Bởi vậy, có nhiều hộ nông dân vẫn chưa thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Sự thành công của những nông dân sản xuất giỏi là dấu son gợi hướng cho nông dân trên bước đường xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới!

Anh nông dân trồng xoài chỉ lấy… hột

Chuyện anh Phạm Thế Cầu, thôn Bình Sơn, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái trồng hàng trăm gốc xoài, đến khi đơm hoa, kết trái, quả chín lại “nhờ” bà con nhân trong thôn ăn quả để lấy… hột giờ vẫn chưa ai quên. Khi đó, nhiều người ở trong thôn, trong xã cho rằng anh là người “đời”, người ta trồng cây lấy quả để ăn, để bán đằng này lại chỉ lấy hột!

Nhập ngũ năm 1985 đến năm 1989 ra quân và làm trong ngành chế biến lâm sản, không có cánh rừng nào là không có dấu chân của anh. Không biết có bao nhiêu cây gỗ thuộc hàng “tứ thiết” được anh đóng thành bè mang về xuôi bán. Cuộc sống của anh lúc đó chủ yếu là ở trong rừng và trên sông, cả tháng thậm chí vài ba tháng chẳng nhìn thấy mặt vợ, con.

Những ngày bôn ba, khi lên thác, lúc xuống ghềnh, kiếm được đồng nào đều nướng vào những ván bài đỏ đen, thâu đêm suốt sáng trên sông. Quá mệt mỏi với gỗ lạt, sông nước, năm 1997, anh quyết “giải nghệ” về nhà cuốc đất trồng cây ăn quả.

Năm đầu, anh vay mượn gia đình, anh em được ít vốn mua 120 gốc xoài Vân Du, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm trong sách, báo. 120 cây xoài lên xanh tốt, hai, ba năm sau cây đơm hoa kết trái, lúc bấy giờ nhiều hộ dân có tiền, có đất muốn trồng xoài cũng chịu, vì không có giống.

Nắm bắt được điều đó, anh đã nghiên cứu các tài liệu, sách hướng dẫn về cách ươm xoài giống và anh đã ươm thành công. Năm sau soài ra quả rất sai, khi đến vụ thu hoạch anh thuê người hái rồi đem quả cho tất cả các hộ trong thôn, xã ăn và chỉ thu lấy hột. Tất cả hột đem về, sẵn có kỹ thuật anh làm đất gieo ươm xoài giống, nhờ vậy mỗi năm bán xoài giống thu hàng chục chiệu đồng.

Có vốn, anh khai hoang ruộng đất trồng nhãn giống Malaixia, bưởi Chí Đám, chanh tứ thời. Vừa trồng cây ăn quả kết hợp đào ao thả cá, trồng rừng, trồng chè. Cứ như vậy, từ hai ba năm nay 20 cây nhãn, 100 gốc bưởi và trên 1 nghìn cây chanh tứ mùa đã cho thu hoạch ổn định. Chỉ tính riêng tiền thu từ bán 15 tấn quả chanh mỗi năm và tiền bán chanh giống anh thu trên trăm triệu đồng.

Nhãn, chanh được trồng khắp trong vườn, ngoài ruộng và cả trên đồi, chỗ nào cũng có. Và đây nữa, hơn 8 ha rừng keo, bồ đề bắt đầu đã khép tán, chỉ hai năm nữa là đến kỳ thu hoạch đó chẳng phải tiền tỷ hay sao! Từ một gia đình nghèo khó, bằng ý chí và nghị lực, ham học học hỏi Phạm Thế Cầu giờ đã trở thành ông chủ của một trang trại có giá trị hàng tỷ đồng.

Đến người bỏ phố vào rừng

Đến thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình ai cũng ngợi khen vợ chồng anh Đặng Văn Tiến ở tổ 2, thị trấn Yên Bình làm kinh tế trang trại giỏi. Từ quốc lộ 70, rẽ vào một con ngõ nhỏ vừa đủ cho một người đi chừng 500 m, hiện ra trước mắt tôi là một ngôi nhà xây mái bằng khá bắt mắt, mặt trông ra ao cá, lưng tựa vào rừng cây. Trước cổng là ba chuồng nuôi hươu, càng đi vào trong tôi càng ngạc nhiên bởi quy mô xây dựng hoành tráng của nó. Gà, vịt rất nhiều, phía bên trái nhà chạy men theo rừng cây là dãy chuồng lợn chừng chục ô. Ô nào cũng có trên chục con lợn. 

 

Từ một gia đình nghèo, đến nay Tiến đã xây được nhà cửa khang trang và có trong tay hàng trăm triệu đồng tiền vốn.       

Nhìn trang trại khó ai có thể tin, chỉ cách đây 4 năm về trước gia đình anh cũng khốn khó lắm thay. Vốn sinh ra và lớn lên ở phường trung tâm thành phố Yên Bái, học hết phổ thông gia đình khó khăn không đủ điều kiện để học hành thêm, Tiến theo anh em bạn bè, lúc đi phụ vữa, lúc đi xây, có khi lại đi đào đất thuê. Khi có việc còn đỡ, khi không có việc hai vợ chồng cứ ngồi nhà mà ăn nhờ bố, cái đói, cái nghèo cứ bám lấy gia đình anh như định mệnh. Sự đói, nghèo đã thôi thúc anh phải làm gì để phát triển kinh tế gia đình cho khá giả, giầu có. Tiến cùng vợ xin phép bố bỏ phố vào rừng lập nghiệp. Lúc mới đến, đất đai thì nhiều nhưng chỉ có chè vè, lau lách mọc rậm um. Bằng ý chí, nghị lực hai vợ chồng ngày ngày phát cỏ trồng rừng.

Song song với trồng rừng, Tiến áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh mấy sào ruộng nước. Lương thực đã đủ ăn, anh lại cùng vợ đào ao thả cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà, ngan, lợn theo phương thức bán công nghiệp. Hiện nay trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có trên 200 con gà, ngan và trên 100 đầu lợn. Chỉ tính riêng tiền bán lợn, gà, vịt mỗi năm cho thu trên ba trăm triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần 100 triệu. Ba con hươu, mỗi năm cắt nhung cũng được trên 2 kg, bán thu trên 20 triệu đồng. Từ một gia đình nghèo, đến nay Tiến đã xây được nhà cửa khang trang và có trong tay hàng trăm triệu đồng tiền vốn.       

Yên Bái là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, người dân sống chủ yếu là dựa vào sản xuất nông -lâm nghiệp. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với ý chí, nghị lực của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đã và đang từng bước xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Số hộ sản xuất, kinh doanh giỏi ngày một nhiều, từ vùng thấp đến vùng cao. Họ đang là những nhân tố tích cực xây dựng nông thôn mới.

                            Thanh Phúc

Các tin khác
Cựu Chiến binh Nguyễn Văn Tiều ở chi hội I thị trấn Trạm Tấu đầu tư mua máy xay xát phục vụ bà con trong khu vực.

YBĐT - Hội Cựu chiến binh(CCB) huyện Trạm Tấu (Yên Bái) hiện có 16 cơ sở hội với 580 hội viên. Mặc dù đang gặp không ít khó khăn, song với sự nỗ lực vươn lên phấn đấu và được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp Hội, cấp ủy Đảng và chính quyền, Hội đã có bước phát triển nhanh chóng, hoạt động đúng hướng, đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, nhất là trong lĩnh vực thi đua ái quốc, nỗ lực xoá đói giảm nghèo cho từng hội viên.

YBĐT - Nhiều năm liền được đi dự hội nghị biểu dương gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, ông Triệu Thiều Thăng, dân tộc Dao ở thôn Khe Ván xã Quang Minh (huyện Văn Yên - Yên Bái) được nhiều người biết đến là một trong những gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế của huyện.

YBĐT - Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hoàn - Tổ trưởng Tổ chuyên môn Lý - Hóa - Sinh, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành là một nhà giáo mẫu mực, tâm huyết, tận tụy, hết lòng vì học sinh thân yêu. Cô cũng đã có nhiều cải tiến, sáng kiến trong công tác giảng dạy cũng như đóng góp tích cực trong việc bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi, giáo viên giỏi cho nhà trường và ngành giáo dục đào tạo Yên Bái.

Vợ chồng anh Hờ A Hừ đang tẽ ngô để 
làm thức ăn cho lợn.

YBĐT - Bà con người Mông xã Chế Cu Nha (huyện Mù Cang Chải - Yên Bái), ai cũng khâm phục cách làm giàu của gia đình anh Hờ A Hừ ở bản Háng Tầu Dê. Hồi nhỏ, cũng như bao đứa trẻ khác trong bản, A Hừ khao khát được đến trường học chữ nhưng vì gia đình nghèo quá nên không thể thực hiện ước mơ của mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục