Tấm gương sáng Trên đỉnh Háng Tầu Dê

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bà con người Mông xã Chế Cu Nha (huyện Mù Cang Chải - Yên Bái), ai cũng khâm phục cách làm giàu của gia đình anh Hờ A Hừ ở bản Háng Tầu Dê. Hồi nhỏ, cũng như bao đứa trẻ khác trong bản, A Hừ khao khát được đến trường học chữ nhưng vì gia đình nghèo quá nên không thể thực hiện ước mơ của mình.

Vợ chồng anh Hờ A Hừ đang tẽ ngô để 
làm thức ăn cho lợn.
Vợ chồng anh Hờ A Hừ đang tẽ ngô để làm thức ăn cho lợn.

 Khi mới học xong lớp 5, A Hừ đã phải bỏ học để còn phải lên nương với bố mẹ. Bao nhiêu năm cùng bố mẹ vất vả làm lụng mãi mà cuộc sống vẫn không thể thoát khỏi đói nghèo, A Hừ suy đi tính lại cũng chỉ vì mình không được học hành đến nơi, đến chốn, không có kiến thức, muốn giàu nhưng chưa biết cách làm. Năm 1998, anh đi học lớp điện nông thôn tại Trường Công nhân kỹ thuật điện tỉnh Yên Bái. Sau khi ra trường trở về, anh tham gia công tác ở xã và không dừng lại ở đó mà anh tiếp tục đi học thêm để nâng cao trình độ văn hoá ở huyện, ở tỉnh. Ngoài ra, anh còn học thêm ở sách, báo đài và học hỏi ở những người biết làm kinh tế giỏi ở quê mình và những nơi khác.

Từ khi được đi học, đã giúp cho anh có tầm nhìn xa hơn, suy nghĩ sâu hơn và mở mang kiến thức, hình dung được mô hình sản xuất, biết cách tổ chức phân công lao động trong việc phát triển kinh tế gia đình. Anh bắt đầu bước vào việc làm kinh tế hộ gia đình. Ban đầu chưa có vốn, anh đưa diện tích ruộng gần 1 ha vào gieo cấy thêm vụ xuân. Nhờ chăm bón tốt nên thu nhập bình quân mỗi vụ đạt 5 tấn thóc. Bên cạnh đó, gia đình anh còn trồng thêm 1 ha ngô nương, thu hoạch mỗi vụ được khoảng trên 3 tấn và trên 1.000 m2 các loại rau cho thu nhập mỗi trên 3 triệu đồng. Mặc dù được như vậy nhưng anh thấy hiệu quả thu nhập vẫn còn thấp và phải phấn đấu hơn nữa.

Đến năm 2001, anh đã mạnh dạn vay 3 triệu đồng từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cộng thêm số vốn gia đình đã tích cóp được để mua lợn giống về chăn nuôi và lứa ban đầu đã giúp anh thu nhập gần chục triệu đồng. Có thêm vốn, anh tiếp tục mở rộng chuồng trại nuôi lợn. Nghề nuôi lợn của gia đình anh cứ dần phát triển và trong chuồng nhà anh bao giờ cũng có tới 30 con lợn thịt và 5 - 6 con lợn nái. Mỗi năm anh bán ra thị trường hơn chục tấn thịt lợn và thu về gần trăm triệu đồng. Ở nơi cách xa chợ búa, anh đã nghĩ cách mở thêm quán bán một số mặt hàng thiết yếu như: mắm, muối, xà phòng, bánh kẹo…để vừa phục vụ giúp bà con, đồng thời có thu nhập cho gia đình.

Có kiến thức, có kinh nghiệm rồi anh làm gì được đấy, càng tạo hứng cho anh tiếp tục phát triển mạnh hơn. Anh tận dụng các khe núi, đắp bờ làm ao thả cá và chăn nuôi gà, vịt, ngan với số lượng hơn trăm con gia cầm mỗi lứa để cung cấp thức ăn phục vụ gia đình hàng ngày. Bên cạnh đó, anh còn chú trọng chăn nuôi đại gia súc, hiện nay nhà anh đã có 5 con trâu và 1 con bò sinh sản và lấy sức kéo cày.

Không những thế mà gia đình anh còn tích cực tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Hiện nay, gia đình đã có 4 ha rừng kinh tế và nhận bảo vệ 10 ha rừng khoanh nuôi tái sinh. Từ các nguồn thu nhập, mỗi năm gia đình có tới trên trăm triệu đồng. Bằng sự nỗ lực tự vươn lên từ hai bàn tay trắng, nay gia đình anh đã làm được nhà cửa khang trang, mái lợp brô-xi-măng, nền lát gạch men rất sang trọng và còn mua được máy xát, xe máy, tivi, tủ lạnh…để sử dụng trong gia đình và phục vụ dân bản.

Rút kinh nghiệm từ cha mẹ và bản thân, khổ vì sinh đẻ nhiều; khổ vì không được học chữ và thiếu kinh nghiệm lao động sản xuất mới dẫn đến đói nghèo, cho nên vợ chồng anh chỉ đẻ 2 con để vừa đảm bảo chăm sóc đầy đủ và giáo dục con cái tốt hơn, đồng thời đảm bảo giữ gìn sức khoẻ cho vợ chồng anh. Hiện giờ, gia đình anh Hờ A Hừ đã thực sự trở thành tấm gương sáng ở vùng cao Chế Cu Nha (Mù Cang Chải).

Sùng Đức Hồng

Các tin khác

YBĐT - Nói đến chị Lê Thị Ngọ ở thôn 5, thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) thì ai cũng biết, bởi chị không chỉ là một hội viên điển hình trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi mà còn là một ủy viên Ban chấp hành Hội Phụ nữ tiêu biểu của thị trấn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở địa phương.

Chị Hiên đang hướng dẫn ng­ười dân chăm sóc cây sơn tra mới trồng.

YBĐT - Không biết từ khi nào mà người Mông của huyện Trạm Tấu đã gọi chị Nguyễn Phương Hiên – cán bộ vườn ươm thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Trạm Tấu với cái tên đầy thân thương như vậy. Chỉ biết rằng mỗi khi xuống các bản làng, chị Hiên lại được người dân trong bản đón chào bằng những tình cảm thiết tha chân thành nhất.

Ông Thắm chăm sóc quế mới trồng bổ sung trên diện tích đã khai thác. (Ảnh: Phong Sơn)

YBĐT - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thịnh (Văn Yên - Yên Bái) - Đỗ Mạnh Hùng giới thiệu đầy thuyết phục về hội viên Nguyễn Ngọc Thắm ở chi hội Làng Chẹo.

YBĐT - Đó là ông Phạm Xuân Thủy, ở khu 2 thị trấn Cổ Phúc, Trấn Yên (Yên Bái). Ruộng vườn không có, cả gia đình ông chỉ trông chờ vào một suất lương của vợ. Suất lương đó cũng chỉ đủ chi tiêu một cách tằn tiện cho sinh hoạt hàng ngày. Còn tiền học hành cho con, nhất là trong những năm hai con học đại học và cuối cấp, khó khăn càng nhân lên nhiều lần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục