Già làng của bản Tà Chí Lừ

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/2/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tà Chí Lừ là bản người Mông vùng sâu còn nhiều khó khăn của xã La Pán Tẩn (Mù cang Chải) có gần 80 hộ dân cùng sinh sống. Cuộc sống vốn đã vất vả vì người dân trước đây chỉ quen canh tác một vụ, lại trồng nhiều cây thuốc phiện nên càng vất vả hơn. Nhờ được sự tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chính sách “ba bỏ” của già làng Hờ Khua Giàng mà cuộc sống của đồng bào Mông trong bản hôm nay đã đổi thay rõ rệt.

Già làng Hờ Khua Giàng.
Già làng Hờ Khua Giàng.

Già làng Hờ Khua Giàng, sinh năm 1953 đã từng làm Bí thư Đảng uỷ xã mấy chục năm, nay về hưu, có kinh nghiệm lãnh đạo, được đồng bào tin yêu lại càng chuyên tâm hơn với vai trò của một già làng giàu kinh nghiệm. Ông nắm rõ và hiểu từng gia cảnh của các hộ gia đình nghèo ở bản mình mà đến tận nơi tìm cách khuyên bảo, thậm chí có người mắc nghiện ông vừa thuyết phục, vừa răn đe để “đồng bào mình cai nghiện được mà làm ăn cho bớt cái đói, cái nghèo”.

Già làng Hờ Khua Giàng kể: “Trước đây, Tà Chí Lừ cũng như các bản của xã La Pán Tẩn này trồng nhiều thuốc phiện lắm. Nhà trồng nhiều nhất cũng phải đến 2 ha đấy. Thực hiện chính sách “ba bỏ” của Chính phủ, được Chính phủ hỗ trợ mà người Mông trong bản, trong xã đã dần dần bỏ được thuốc phiện mà trồng thay vào cây ngô, cây lúa. Từ ngày trồng lúa hai vụ, trồng thêm cây ngô, cây màu mà cuộc sống của người dân trong bản đã khá hơn rất nhiều. Cán bộ xã giờ làm việc cũng năng động nên xã, bản phát triển hơn. Đường lên xã nay ô tô đã đi đến được tận nơi.

Bản Tà Chí Lừ có gần 50 chiếc xe máy trên tổng số hơn 200 chiếc của cả xã là điều phấn khởi nhất với người Mông nơi đây. Có đường, có xe, đi lại giao lưu thuận lợi giữa vùng cao với vùng thấp làm cho cuộc sống của bà con trong bản thêm phát triển. Nhiều hộ còn chở thảo quả bằng xe máy xuống tận chợ huyện bán lấy tiền mua đồ dùng sinh hoạt về phục vụ cuộc sống”.

Từ một bản nghèo, nhiều hộ bị đứt bữa lúc tháng ba, ngày tám, nhiều hộ không đủ thóc ăn tết cổ truyền dân tộc do nghiện hút thuốc phiện thì đến nay số hộ đói của Tà Chí Lừ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Kết quả ấy theo như lời của đồng bào trong bản chính là nhờ ở sự tuyên truyền, vận động khéo léo của già làng Hờ Khua Giàng trong công tác “ba bỏ ở địa phương. Trước đây, bản Tà Chí Lừ có tới 20 người nghiện được già làng Hờ Khua Giàng đến từng nhà khuyên nhủ, vận động. Người già thì ông thủ thỉ, bầu bạn mà khuyên bảo, kẻ đầu xanh thì ông nghiêm khắc răn đe. Rồi ông lấy ví dụ cụ thể những trường hợp trong bản, trong xã lười lao động, nghiện hút nên không có ăn, không đủ mặc, gia đình nheo nhóc vì thuốc phiện ra để chứng minh cho các đối tượng nghiện hút làm gương để sửa mình. Sửa được rồi, cai được rồi, ông lại tìm cách hướng dẫn cháu con phát triển chăn nuôi và làm kinh tế hộ để thoát nghèo. Ông tham mưu với lãnh đạo xã cách giúp dân vay vốn làm ăn để người Mông trong bản Tà Chí Lừ cũng như đồng bào của xã La Pán Tẩn có điều kiện thoát nghèo và biết làm kinh tế.

Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động đồng bào trong thôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, già làng Hờ Khua Giàng còn vận động đồng bào Mông dòng họ mình, thôn mình thực hiện nếp sống văn hoá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi xa gia đình để đảm bảo vệ sinh môi trường. Ông còn tham gia với trưởng bản đưa nội dung cai nghiện và tự cai nghiện trở thành một trong những nội dung khi xây dựng quy ước, hương ước của bản để người dân thực hiện tốt hơn công tác “ba bỏ” ở cơ sở. Nghe theo ông tuyên truyền, vận động, đến nay số người nghiện của bản Tà Chí Lừ đã giảm từ 20 người xuống còn 4 người, chủ yếu là những người cao tuổi đã nghiện quá lâu. Nếu như trước đây, nhiều người nghiện của bản còn đổi ngựa lấy bàn đèn thuốc phiện để hút thì nay, nhiều hộ cai được thuốc phiện đã có cuộc sống sung túc, mạnh khoẻ. Những người trong bản được ông vận động đã cai nghiện và hoà nhập cuộc sống cộng đồng tốt là: Hờ Nhà Chư, Hờ Chừ Hù, Hờ Nủ Sang, Hờ Tráng Hù, Hờ Pàng Ninh…

Giúp người Mông cai nghiện, giúp người Mông những kinh nghiệm hay trong phát triển kinh tế, giúp người Mông sống tập trung, không du canh, du cư, già làng Hờ Khua Giàng của bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn quả xứng đáng là tấm gương sáng cho nhiều già làng ở vùng cao đặc biệt khó khăn trong tỉnh cùng noi theo.

Thanh Hương

Các tin khác
Cây xăng của ông Tuyến bảo đảm phục vụ khách hàng.

Đến thị trấn Mù Cang Chải của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), nếu nói đến tên ông Tuyến “cát” thì ai cũng biết, vì từ việc khai thác cát, sỏi mà ông đã dựng nên cơ nghiệp.

Ông Trần Văn Thân (áo sáng màu) cùng cảnh sát khu vực thăm hỏi, động viên đối tượng lầm lỗi.

YBĐT - Phố Quang Trung, phường Đồng Tâm là địa bàn trung tâm của thành phố Yên Bái với nhiều cơ quan, đơn vị của tỉnh và thành phố đóng chân. Những năm qua, nhờ sự nỗ lực của Công an phường và lực lượng cơ sở, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phố luôn ổn định, giữ vững. Và trong những kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của ông Trần Văn Thân - Bí thư Chi bộ phố Quang Trung.

Anh Phương trồng rừng vụ xuân.

YBĐT - Không gặp anh tại Hội nghị tổng kết 15 năm mô hình kinh tế trang trại do Tỉnh uỷ Yên Bái tổ chức, có lẽ giàu tưởng tượng đến mấy tôi cũng không ngờ người có phong thái bình dị, đậm chất nông dân kia lại có trong tay gia sản trị giá nhiều tỷ đồng.

YBĐT - Năm 2003, sau hai năm hưu trí, được tín nhiệm bầu làm Bí thư chi bộ khu phố, người đảng viên dân tộc Tày - Nông Phương Nam tổ 57, phố Trung Tâm, phường Đồng Tâm, (thành phố Yên Bái) không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng. Đã từng là bộ đội cụ Hồ, tham gia chiến đấu ở Tây Bắc, sang Lào, tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam, lại trở ra Bắc làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc nhưng nay ở nhiệm vụ mới trên mặt trận mới, khiến anh bộ đội năm nào tự thấy mình còn nhiều bỡ ngỡ, mới mẻ. Nhưng bằng tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân cư và sự cầu thị, người đảng viên ấy tự nhủ: "Vừa làm vừa học hỏi".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục