Hợp tác xã làm ăn hiệu quả
- Cập nhật: Thứ tư, 25/2/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Yên Sơn là hợp tác xã (HTX) của gia đình ông Nguyễn Văn Thuận ở thôn 2 xã Yên Phú (Văn Yên - Yên Bái), chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2008. HTX được thành lập với mục tiêu là thu mua gỗ trồng và chế biến ván bóc ở Yên Phú và các xã lân cận - nơi có diện tích rừng trồng lớn. Thay vì phải bán gỗ cho các lái buôn dưới xuôi với giá bấp bênh không ổn định, nay người dân có đầu ra với giá hợp lý và ổn định. Không những thế, HTX còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.
Xưởng chế biến ván bóc của gia đình ông Nguyễn Văn Thuận tạo việc làm cho nhiều lao động có thu nhập ổn định.
|
Sau khi xuất ngũ năm 1989, ông Thuận trở về quê và lập gia đình. Cũng như bao hộ dân khác trong vùng, quanh năm với mấy sào ruộng nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, do bản tính năng động nên ngoài việc làm mấy sào ruộng, ông đã biết buôn bán thu mua quế, lâm sản, sắn... nhưng cuộc sống của gia đình cũng không khá hơn là bao. Nhờ chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước mà tiềm năng gỗ rừng trồng của địa phương là rất lớn nhưng sức khai thác và thu mua còn hạn chế và chưa hiệu quả. Nhận thức được điều đó, ông đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở xưởng thu mua và chế biến ván bóc.
Được sự ủng hộ, động viên của anh em, bạn bè mà xưởng sản xuất của ông không ngừng được mở rộng và lớn mạnh. Ban đầu, trong quá trình khởi nghiệp ông Thuận và gia đình gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không thể vượt qua. Từ việc làm sao vay được vốn? tìm mặt bằng, tìm nguồn nguyên liệu đến việc tìm đầu ra cho sản phẩm ván bóc… đều là những bài toán khó mà cùng một lúc ông phải giải quyết. Nhưng bằng quyết tâm, nghị lực vốn có của một người lính và sự cộng tác của vợ nên ông đã dần vượt qua và đưa HTX đi vào hoạt động. Đến nay, HTX của gia đình ông đã có mặt bằng rộng, nhà xưởng kiên cố gần trăm mét vuông.
Đặc biệt, đầu năm 2008, ông đã đầu tư hàng trăm triệu đồng mua máy móc thiết bị, đầu tư bến bãi, nhà kho. Ban đầu chỉ có gần chục lao động làm thuê, đến nay xưởng của ông lúc nào cũng duy trì 35 - 40 công nhân làm việc với thu nhập bình quân từ 1,3 đến 1,7 triệu đồng/tháng. Doanh thu của HTX năm 2008 đạt trên 100 triệu đồng.
HTX Yên Sơn không chỉ mang lại thu nhập cả trăm triệu đồng cho gia đình ông Thuận mà còn giải quyết vấn đề đầu ra của lâm sản và thúc đẩy kinh tế rừng của địa phương phát triển bền vững. Đây là mô hình sản xuất mới cần được khuyến khích nhân rộng và tạo điều kiện phát triển.
Hoàng Anh Dũng
Các tin khác
YBĐT-Vấn đề thiếu việc làm trong các vùng quê đã và đang trở thành một nỗi lo của toàn xã hội! Làm gì để giải quyết việc làm cho người nông dân, nhất là những thời điểm nông nhàn và trong điều kiện đất đai dần thu hẹp đang là nỗi trăn trở của các ủy, chính quyền địa phương. Tuy mới đi vào hoạt động, nhưng Hợp tác xã mây, tre đan Toản Thắng, thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên, đang là một điển hình về giải quyết được nhiều việc làm cho người dân địa phương.
YBĐT - Tà Chí Lừ là bản người Mông vùng sâu còn nhiều khó khăn của xã La Pán Tẩn (Mù cang Chải) có gần 80 hộ dân cùng sinh sống. Cuộc sống vốn đã vất vả vì người dân trước đây chỉ quen canh tác một vụ, lại trồng nhiều cây thuốc phiện nên càng vất vả hơn. Nhờ được sự tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chính sách “ba bỏ” của già làng Hờ Khua Giàng mà cuộc sống của đồng bào Mông trong bản hôm nay đã đổi thay rõ rệt.
Đến thị trấn Mù Cang Chải của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái), nếu nói đến tên ông Tuyến “cát” thì ai cũng biết, vì từ việc khai thác cát, sỏi mà ông đã dựng nên cơ nghiệp.
YBĐT - Phố Quang Trung, phường Đồng Tâm là địa bàn trung tâm của thành phố Yên Bái với nhiều cơ quan, đơn vị của tỉnh và thành phố đóng chân. Những năm qua, nhờ sự nỗ lực của Công an phường và lực lượng cơ sở, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phố luôn ổn định, giữ vững. Và trong những kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của ông Trần Văn Thân - Bí thư Chi bộ phố Quang Trung.