Hờ A Hừ làm theo lời Bác

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) hỏi nhà Hờ A Hừ ở bản Háng Tầu Dê, bà con dân bản trong xã ai cũng biết, vì anh là người cán bộ, đảng viên luôn gần gũi mang những thông tin về chính sách của Đảng và Nhà nước đến với bà con dân bản.

Đặc biệt, khi huyện triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hờ A Hừ không chỉ là người đi đầu, gương mẫu học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác mà anh còn tích cực vận động bà con dân bản và dòng  họ học tập và làm theo, tạo được sự chuyển biến tích cực trong cách nghĩ, cách làm của đồng bào Mông ở Chế Cu Nha.

Trước đây, các hủ tục lạc hậu  ở Chế Cu Nha trong việc ma chay, cưới xin trong sinh hoạt thường ngày còn tồn tại khá phổ biến. Nhiều gia đình có người chết vẫn để trong nhà  từ 3- 4 ngày, mổ trâu, bò, lợn để cúng ma; ăn ở, sinh hoạt mất vệ sinh, không có hố xí, nhà tắm; làm chuồng gia súc, gia cầm ngay gần nhà ở rất mất vệ sinh… nhất là tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Khi triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hờ A Hừ đã tích cực học tập, nghiên cứu và luôn trăn trở, suy nghĩ mình là đảng viên- đại biểu HĐND xã thì phải làm việc gì thiết thực ngay tại gia đình, dòng họ, thôn bản mình để giúp bà con thực hiện tốt nội dung của cuộc vận động.

Hờ A Hừ tâm sự: “Lúc đầu mình suy nghĩ mãi, không biết phải làm việc gì cho tốt, nhưng qua được học tập, nghiên cứu các chuyên đề do Ban chỉ đạo cuộc vận động xã triển khai, mình quyết định phải vận động bà con dân bản làm tốt từ những việc nhỏ nhất trong sinh hoạt,  đến xoá bỏ các hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại trong gia đình, dòng họ và thôn bản lâu nay”. Vậy là Hờ A Hừ đã tận dụng mọi thời gian để tuyên truyền, vận động bà con ở các thôn bản trong xã chuyển chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ra xa nhà ở, làm hố xí hợp vệ sinh, không sinh con thứ 3, không để người chết trong nhà lâu ngày, không tổ chức đám cưới nhiều ngày, không uống rượu say gây mất trật tự công cộng làm ảnh hưởng đến cộng đồng.

Gặp bà con ở đâu, A Hừ cũng tranh thủ tuyên truyền, vận động, khi thì cùng lao động sản xuất ở ngoài đồng ruộng, khi thì ở trên nương, cũng có những trường hợp thì phải đến tận gia đình để vận động cả vợ lẫn chồng, đó là vận động sinh đẻ có kế hoạch, không sinh con thứ 3. Ví dụ như khi đi vận động vợ chồng anh Khang A Đua ở bản Háng Chua Say và vợ chồng anh Hờ A Khua ở bản Háng Tầu Dê không sinh con thứ 3, A Hừ phải chọn thời gian vào buổi tối khi cả hai vợ chồng cùng ở nhà để đến vận động cả hai vợ chồng cùng đồng ý mới được. Nghe A Hừ nói có lý lắm! Sinh con nhiều là khổ, không những khổ cho bản thân mình vì phải lao động nhiều hơn để kiếm sống; vợ đẻ nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ, con đẻ ra không có điều kiện chăm sóc cho con ăn học đến nơi đến chốn, để con đói ăn, thất học là có tội với trẻ…

Được A Hừ  tuyên truyền, vận động vợ chồng A Đua và A Khua  đã quyết định học tập vợ chồng A Hừ không sinh con thứ 3 nữa để có điều kiện chăm sóc, nuôi dạy con tốt hơn. Bằng cách làm như vậy, A Hừ đã đến các gia đình trong dòng họ của mình và ở các bản trong xã để tuyên truyền, vận động mọi người tích cực làm theo.

Sau hơn 2 năm kiên trì tuyên truyền, vận động, A Hừ đã làm thay đổi được cách nghĩ, cách làm của rất nhiều gia đình, dòng họ và một số người cao tuổi trong xã có tư tưởng trọng nam, khinh nữ và xoá bỏ được một số hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại ở các bản làng trong xã như: người chết để lâu ngày trong nhà, ăn ở, sinh hoạt mất vệ sinh… Bà con ở các bản trong xã cùng đoàn kết lao động sản xuất phát triển kinh tế gia đình, xây dựng bản làng văn hoá. Với những thành tích đạt được trong 2 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Hờ A Hừ đã vinh dự được UBND tỉnh tặng bằng khen. 

Trường Phong

Các tin khác
Nghệ nhân dân gian Việt Nam Đặng Thị Thanh đang thổi sáo mũi.

YBĐT - Từ thành phố Yên Bái, vượt chặng đường đầy khúc khuỷu, chúng tôi đến được với đỉnh Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Mùa này, núi rừng vùng cao Yên Bái đang trải thảm xanh mướt, hòa lẫn vào trong đó là sắc màu của những bông hoa rừng dịu dàng và trên đỉnh Châu Quế Thượng, tiếng sáo “cúc kẹ” thánh thót của nghệ nhân Đặng Thị Thanh đang vang lên hòa với không gian kỳ bí và quyến rũ của thiên nhiên tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp nơi vùng cao Yên Bái.

YBĐT - Là một trong những gia đình thuộc diện nghèo khó, song với ý chí, nghị lực và biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nên gia đình ông Hoàng Văn Mẳn, dân tộc Thái đã trở thành hộ khá giả của thôn Búng Sổm, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

YBĐT - Từ ngôi nhà sàn bốn gian khang trang ngay đầu bản của bác Hà Văn Tâm, dân tộc Thái ở tổ 9 phường Tân An (thị xã Nghĩa Lộ - Yên Bái) bao quát gần hết cánh đồng của phường Tân An và phường Cầu Thia. Năm 2000, nhà bác Tâm xây dựng mô hình chăn nuôi lợn với diện tích chuồng trên 50m2. Trong chuồng lúc nào cũng có trên 20 đầu lợn, hai lợn nái cỡ 150kg/con, mỗi lứa lợn mẹ sinh trên dưới 10 con, bác để nuôi tất. Mỗi năm bác Tâm xuất chuồng trên dưới 2 tấn lợn thịt.

YBĐT - Với cương vị là Chủ tịch Hội Nông dân xã Lâm Giang (huyện Văn Yên - Yên Bái), ông Đào Ngọc Động luôn xác định mình không chỉ là người đứng đầu phụ trách công tác tổ chức, chỉ đạo hội viên thực hiện các nhiệm vụ của Hội mà còn là một hội viên - một người nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục