Làm giàu từ mô hình R.A.C
- Cập nhật: Thứ sáu, 5/6/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Ở xã Hoà Cuông, huyện Trấn Yên (Yên Bái), không ai không biết đến ông Phạm Văn Cảnh ở thôn 5, từ nghèo khó vươn lên giàu có nhờ mô hình kinh tế rừng - ao - chuồng.
Ông Cảnh chăm sóc đàn gà thương phẩm.
|
Ông Cảnh cho biết, gia đình từ Nam Định lên khai hoang từ những năm 1976. Lúc bấy giờ gia đình đông con, hoàn cảnh khó khăn mọi bề, trong tay chỉ vẻn vẹn có hai trăm đồng. Mong muốn duy nhất của ông là làm sao có được củ sắn, củ khoai để nuôi các con.
Từ suy nghĩ đó, ông Cảnh ngày ngày tích cực, hăng say trong lao động, sống gương mẫu và đến năm 1978 ông được nhân dân tín nhiệm bầu là đội phó, rồi đội trưởng đội sản xuất. Tiếp đó, ông chuyển sang làm cán bộ tư pháp của xã. Ông vừa làm được việc, lại có tinh thần trách nhiệm cao nên năm 2005 được bà con tín nhiệm bầu giữ chức chủ tịch MTTQ xã.
Với trọng trách chủ tịch MTTQ, ông Cảnh luôn hoàn thành tốt công việc được giao và luôn nỗ lực tìm tòi cách làm kinh tế gia đình để xua đi cái đói, cái nghèo và làm gương cho mọi người noi theo. Ông là người đầu tiên trong thôn nghĩ đến việc trồng rừng. Ban đầu, ông gặp nhiều khó khăn, vì không nắm được kỹ thuật. Mặc dù vậy, đến năm 1993 ông đã có 3 ha keo, bạch đàn và mỗi lứa bạch đàn, keo cho thu hoạch khoảng 20 triệu đồng. Có được chút vốn, ông lại dốc toàn bộ đầu tư vào nuôi cá, gia cầm... với ý chí khát khao làm giàu.
Hiện tại, gia đình ông có 7 ha đồi rừng, trong đó có 2 ha keo, 5 ha bồ đề, quế, luồng và hàng năm cho thu nhập mỗi đợt khoảng 20 triệu đồng. Ao cá rộng 1000 m2 chủ yếu nuôi cá trắm, chép, trôi... mỗi năm thu hoạch trên 2 tạ cá đem lại thu nhập khoảng 8 triệu đồng. Đàn gà của gia đình ông có trên 100 con, vừa cho thịt, trứng được khoảng chục triệu đồng/năm và trừ hết chi phí, gia đình ông thu về khoảng 40 triệu đồng/năm.
Thời gian tới, ông Cảnh dự định sẽ mở rộng chăn nuôi gà, chủ yếu là gà thương phẩm. Gia đình ông Cảnh giờ đây đã có nhà khang trang và đẩy đủ tiện nghi sinh hoạt. Kinh tế đã ổn định và hạnh phúc lớn nhất cuộc đời ông là đã nuôi dạy các con trưởng thành và có công ăn việc làm ổn định.
Nhờ có mô kinh tế rừng - ao – chuồng, ông còn tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều lao động trong thôn. Ông Cảnh còn là người dân vận khéo. Rất nhiều gia đình được ông chia sẻ kinh nghiệm vươn lên thoát nghèo. Với những đóng góp ấy, từ năm 1998 đến nay gia đình ông đều đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Cá nhân ông được huyện và xã tặng nhiều giấy khen.
Trần Minh
Các tin khác
YBDDT - Nhắc đến chị Mùa Thị Sầu, bản Chống Là, xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải - Yên Bái) ai trong xã cũng nói về chị là một phụ nữ giỏi giang, bởi chị đã biết kết hợp giữa vai trò của một Chủ tịch Hội Phụ nữ xã với sự cần cù, vốn có của người phụ nữ dân tộc Mông trong cuộc sống gia đình.
YBĐT - Trước đây, nhiều hộ dân ở tổ dân phố 3b (gọi tắt là tổ 3b), thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ (Văn Chấn - Yên Bái) chỉ mơ ước làm ruộng có đủ gạo ăn là tốt rồi, chứ chưa ai dám nghĩ đến việc trồng lúa, trồng màu để làm giàu! Thế nhưng, hôm nay đã có rất nhiều hộ trở thành triệu phú nhờ lúa chất lượng cao và cây màu.
YBĐT - Ở thôn 2, xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên - Yên Bái), ai cũng khen anh Phạm Đức Hậu là một tấm gương về ý chí vượt khó làm giầu bằng sức lao động của chính mình. Mới 32 tuổi, anh Hậu đã là chủ nhân của mô hình kinh tế VACR (vườn - ao - chuồng - rừng) với mức thu nhập trên 50 triệu đồng mỗi năm và là đại biểu HĐND xã.
YBĐT - Đó là cách gọi trìu mến mà các đoàn viên thanh niên Trạm Tấu (Yên Bái) dành cho anh Vũ Đăng Quỳnh - Bí thư Huyện Đoàn Trạm Tấu. Sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này, anh thấu hiểu cuộc sống còn nhiều khó khăn của quê hương. Anh đã luôn trăn trở tìm hướng đi mới cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nơi đây...