Hợp “ba ba”

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đó là cái tên trìu mến mà nhiều người đặt cho anh Hoàng Trọng Hợp ở thôn 4, xã Xuân Long (huyện Yên Bình) bởi anh là người thanh niên đầu tiên mạnh dạn đưa ba ba vào mô hình phát triển kinh tế trên dải đất phía Đông hồ Thác Bà.

Là con trai cả trong một gia đình kinh tế rất khó khăn, chỉ học hết cấp II, sau khi lập gia đình, ngoài việc phải chăm lo cho bố, mẹ già, anh còn phải lo thêm phần con nhỏ và suốt ngày quần quật ruộng nương mà cuộc sống vẫn thiếu thốn. Nhưng do tích cực đọc sách báo, anh đã tiếp cận được với nhiều mô hình kinh tế bền vững và hiệu quả cao, trong đó có mô hình nuôi ba ba.

Qua nhiều đêm thức trắng suy tính, với lợi thế đất rộng, nguồn nước tự nhiên và nguồn thức ăn sẵn có như cá, tôm, ốc... đó là những thứ hoàn toàn có thể tự kiếm được từ hồ Thác Bà và anh đã nhận ra những điều kiện cần thiết cho một kế hoạch kinh tế mới. “Mới chỉ thấy qua sách báo nên bằng mọi cách theo lời giới thiệu, tôi đã đến Hải Dương và nhiều nơi khác nữa để tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nuôi ba ba điển hình và rồi tôi đã nhận rõ được lợi nhuận...” – anh Hợp nói như vậy.

Trở về với vốn kiến thức ít ỏi, vốn thì không có, anh đã đánh liều vay ngân hàng, cùng anh em chòm xóm đào ao, mua giống... Mới đầu không tin tưởng ở hiệu quả kinh tế nên gia đình có ý can ngăn. Nhưng với quyết tâm của mình, năm 2006 anh Hợp đã bắt đầu nuôi lứa ba ba đầu tiên với 10 con giống. Qua bao sự cố gắng, anh đã bắt đầu gặt hái được những thành công.

Không bỏ lỡ thời cơ, anh đã nhanh chóng nhân rộng mô hình bằng việc đào thêm 3 ao, mỗi ao hơn 1 sào và tăng cường ba ba giống. Hiện nay với 4 ao chính, lúc nào anh cũng duy trì số ba ba từ 2-3 trăm con. Thu nhập bình quân tính riêng từ ba ba cũng cho anh từ 20-30 triệu đồng mỗi năm. “Nuôi ba ba tương đối đơn giản, không tốn công sức thời gian, vì vậy tôi vẫn có thể làm nông nghiệp, chăn nuôi, đào ao thả cá và trồng rừng...” – anh Hợp chia sẻ. Tổng từ các nguồn thu, mỗi năm gia đình cũng có trong tay 40-50 triệu đồng.

Nhờ bán ba ba nên anh Hợp đã sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền mua được xe máy”. Mới gần 30 tuổi nhưng anh đã có một cơ ngơi khang trang và anh đã nhiều lần được nhận giấy khen “Hội viên hội nông dân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào làm kinh tế xóa đói giảm nghèo”.

Triệu Huấn

Các tin khác

YBĐT - Hơn 10 năm về trước gia đình ông Tướng Văn Ba, dân tộc Dao ở thôn Ngòi Tu xã Vũ Linh (Yên Bình - Yên Bái) là một hộ nghèo của thôn. Nhà có 5 người mà chỉ trông chờ vào vài sào ruộng, một ít đất vườn.

YBĐT - Sinh ra trong một gia đình bố là thương bệnh binh, mẹ là giáo viên, điều kiện kinh tế khó khăn nên ngay từ khi còn nhỏ, Phạm Khánh Hưng đã tự xác định con đường đi cho mình là phải cần cù, chịu khó, ngoan ngoãn, ham học, hay làm, phấn đấu học tốt thi đỗ vào một trường đại học để sau này có công việc ổn định, đảm bảo cuộc sống gia đình.

YBĐT - Sau nhiều năm cống tác trong ngành thương nghiệp, năm 1993, ông Nguyễn Tiến Trung nghỉ chế độ theo Nghị định 41 nhưng bản thân còn gắn bó, duyên nợ với nghiệp kinh doanh. Đến khi Công ty TNHH Hoà Bình (TP Yên Bái) được thành lập ông đã xin vào công tác tại đây và được giao đảm nhiệm chức vụ Trưởng Phòng Tổ chức kinh doanh rồi làm Phó giám đốc Công ty. Ở lĩnh vực mới, kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nhưng ông luôn tận tâm với công việc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1998, tổ chức công đoàn nguồn quốc doanh lâm thời ra đời, ông là người có nhiều công sức đống góp vận động đoàn viên tham gia và được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty cho tới nay.

Anh Lời chăm sóc đàn lợn.

YBĐT - Đến tổ 1 thôn Đồng Phong - thị trấn Mậu A (Văn Yên) không ai là không biết đến anh Vũ Viết Lời, thương binh 4/4 và cũng là tấm gương phát triển kinh tế trang trại bậc nhất ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục