Một thương binh chăn nuôi giỏi

  • Cập nhật: Thứ hai, 27/7/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Đến tổ 1 thôn Đồng Phong - thị trấn Mậu A (Văn Yên) không ai là không biết đến anh Vũ Viết Lời, thương binh 4/4 và cũng là tấm gương phát triển kinh tế trang trại bậc nhất ở địa phương.

Anh Lời chăm sóc đàn lợn.
Anh Lời chăm sóc đàn lợn.

Sinh năm 1964, đến năm tháng 2/1984, anh Lời nhập ngũ lên đường làm nhiệm vụ của một người lính bảo vệ biên giới ở Hà Tuyên (Hà Giang). Tháng 4/1984, trong lúc làm nhiệm vụ anh bị thương rồi được đưa về an dưỡng ở Trại Giang Canh (Phú Thọ). Năm 1985, anh xuất ngũ trở về địa phương và lập gia đình vào năm 1987. Trở về quê hương, mang trên mình thương tật, sức khỏe giảm sút cộng thêm gia cảnh khó khăn, bấn túng, thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên anh phải đi làm thuê, cuốc mướn để kiếm sống qua ngày. Chị Thanh, vợ anh cũng lặn lội sớm hôm buôn bán nhưng cuộc sống của gia đình cũng chẳng khá được là bao. Làm gì để hết đói nghèo? Câu hỏi ấy khiến anh Lời trăn trở bao đêm. Anh quyết định bàn với vợ vay mượn thêm vốn của anh em, bạn bè để đầu tư vào chăn nuôi lợn.

 

 Đầu năm 1993, với chút vốn liếng chắt chiu của đôi vợ chồng trẻ, cộng thêm phần vay mượn anh em, bạn bè, anh bắt tay vào làm kinh tế. Bước khởi đầu anh nuôi 50 con lợn. Nhờ chú trọng chăm sóc đúng kỹ thuật và phòng bệnh tốt nên lứa lợn đầu tiên cũng đem lại cho anh hàng chục triệu đồng. Cứ vậy mỗi năm, gia đình anh có thêm một khoản tiền tích luỹ từ chăn nuôi lợn. Nhận thấy quy mô trang trại còn nhỏ, nên năm 2004, anh Lời đã quyết định đầu tư gần trăm triệu đồng cho hệ thống chuồng trại và mở rộng chăn nuôi.

 

Có được hệ thống chuồng trại chăn nuôi hợp lý theo kiểu bán công nghiệp, nhưng anh Lời còn băn khoăn làm sao để chọn được con giống tốt. Anh quyết tâm lăn lội về miền xuôi tìm mua nhiều cặp lợn nái sinh sản tốt và đến nay, toàn bộ số lợn nái anh nuôi không những cung cấp đủ con giống để chăn nuôi cho gia đình anh mà bước đầu đã cung cấp giống cho nhân dân trong vùng. Sau nhiều năm lao động vất vả, tích luỹ từ chăn nuôi, đến nay anh Lời đã có một trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất nhì của địa phương. Hiện tại, gia đình anh nuôi trên 100 con lợn thịt, 21 con lợn nái, bình quân mỗi năm suất ra thị trường trên 20 tấn lợn thịt, trừ chi phí cũng thu được trên 50 triệu tiền lãi.

 

 Cùng với việc đầu tư chăn nuôi lợn, anh Lời còn nấu rượu, bán gạo, cám, mở dịch vụ xay xát phục vụ cho bà con trong vùng. Tâm sự với chúng tôi, anh Lời cho biết: “Nhờ biết kết hợp giữa chăn nuôi với nấu rượu, xay xát nên có giai đoạn giá lợn hơi xuống thấp nhưng gia đình vẫn thu hồi được vốn”. Đến nay, tổng thu nhập của gia đình anh bình quân đạt trên 100 triệu đồng/năm. Ngôi nhà cao tầng khang trang, sạch đẹp và nguồn thu nhập lớn, ổn định từ chăn nuôi, thêm đó các con đều chăm ngoan học giỏi (trong đó một cháu đã ra trường và công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện) với người thương binh giàu nghị lực Vũ Viết Lợi là niềm động viên lớn, niềm hạnh phúc và còn vui hơn bởi nhiều năm liền anh được UBND huyện, thị trấn tặng giấy khen vì đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước.

 

P.V

Các tin khác

YBĐT - Ông Đỗ Kim Can - Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) vừa vinh dự được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Nguyễn Văn Giàu trao tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua” với những thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2006 đến 2008. Càng vinh dự hơn bởi trong hệ thống 1.031 quỹ tín dụng nhân dân, hơn 8.000 cán bộ, chỉ có 6 người được nhận danh hiệu này.

Ông Nhuận đang thu hái chè kinh doanh của gia đình.

YBĐT - Vượt lên để chiến thắng đói nghèo và trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương, đó là ý chí quyết tâm của người thương binh 4/4 Đỗ Quốc Nhuận, thôn Văn Thi 4, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Anh Ba Liên đang chăm sóc đàn gà của gia đình.

YBĐT - Anh Cao Ngọc Liên ở thôn Liên Hiệp, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên (Yên Bái) là một cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi, khiến mọi người trong xã rất khâm phục và gọi anh bằng cái tên trìu mến là “Ba gà”.

YBĐT - “Hiệp quế” là cái tên mà bà con thường gọi Hoàng Văn Hiệp, 45 tuổi, dân tộc Tày ở thôn 4, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục