Làm giàu từ hai bàn tay trắng

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/1/2010 | 3:13:03 PM

YBĐT - Nhận thấy đất quê mình phù hợp trồng cây thảo quả nên ông Mùa Pàng Cáng, ở bản Mồ Dề, xã Mồ Dề (huyện Mù Cang Chải) đã trồng 2 ha, thảo quả cùng với sản xuất nông nghiệp đã giúp gia đình ông Cáng thu về trên 50 triệu đồng mỗi năm.

Ông Cáng cho biết, lúc còn nhỏ ông không được đi học như các bạn và phải theo bố mẹ lên rừng làm nương rẫy. Khi lớn lên, xây dựng gia đình ra ở riêng, cuộc sống vẫn rất khó khăn nên ông đã tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ các hộ trồng thảo quả ở các xã  trong vùng.

Sau đó, ông vay mượn bà con chút vốn để mua giống thảo quả. Ông biết, muốn thảo quả đạt tỷ lệ sống cao thì phải trồng đúng thời vụ (trồng vào mùa mưa).

Sau khi trồng, phải thường xuyên phát cỏ dại, kiên trì chăm sóc sau 5 năm mới có quả. Do cần cù chịu khó, đến nay ông đã có 2 ha thảo quả 6 năm, mỗi vụ thu hoạch 2 tấn quả và thu về trên 40 triệu đồng.

Cùng với  2 ha thảo quả, ông vận động gia đình khai hoang thêm ruộng bậc thang. Dần dần gia đình ông đã có trên 3.000 m2 ruộng, đưa các giống lúa lai có năng suất cao vào gieo trồng nên mỗi vụ ông thu hoạch 2 tấn thóc. Hiện nay gia đình ông còn có 4 con trâu, 3 con bò phục vụ sức kéo cho sản xuất.

Ngoài ra, ông còn nuôi thêm lợn, gà và mỗi năm xuất chuồng hàng chục con lợn thịt và thu về trên chục triệu đồng. Mỗi năm gia đình ông thu về trên 50 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, 2 ha thảo quả của ông đã giữ được rừng, những cây to không bị chặt phá. Còn những nơi không có thảo quả thì lâm tặc thường hay phá rừng. Mô hình làm giàu của ông Cáng được Đảng bộ và chính quyền xã đánh giá cao.

Là người biết tìm cách làm giàu cho gia đình và vươn lên từ hai bàn tay trắng, nên ông đã có nhà cửa khang trang, có đủ đồ dùng sinh hoạt, đắt tiền như: xe máy, ti vi, máy khâu...

Các con của ông đều được đi học. Hiện gia đình ông Cáng đã trở thành hộ thuộc hàng khá giả nhất trong xã, được nhiều người đến tham quan và học hỏi cách làm ăn. Ông còn giúp đỡ nhiều người nghèo khác về giống cây trồng, vật nuôi, giúp vốn. Ông Cáng được bà con tin yêu và noi theo.

  Sùng A Mùa

Các tin khác

YBĐT - Tuy là một xã vùng cao, dân cư sống không tập trung nhưng đến các bản: Chống Là, Chống Gầu Bua, Sáng Nhù... xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải) thì không ai là không biết đến trưởng dòng họ Sùng là ông Sùng A Vừ.

YBĐT - Đến thăm trang trại của vợ chồng anh chị Khánh - Yến ở thôn Khe Măng, xã An Bình (Văn Yên) không ai có thể ngờ rằng hơn chục năm về trước, nơi đây là vùng đất hoang vu, không có nhà cửa, đường sá đi lại khó khăn và sinh sống ở đây đã là một thử thách chưa nói gì đến phát triển kinh tế. Thế nhưng, cùng với thời gian, lòng kiên trì và sự cần cù, chăm chỉ, biết áp dụng KHKT mà anh chị đã có được cơ ngơi trù phú như hôm nay.

YBĐT - Sau nhiều lần về Hà Nội, qua làng đào Nhật Tân, thấy không khí nhộn nhịp mỗi khi xuân về, anh nghĩ: “Sao Yên Bái quê mình cũng có cái rét ngọt của mùa đông mà nghề trồng đào vẫn chưa phát triển. Trong khi đó, nhu cầu chơi đào tết của người dân ngày càng nhiều?”. Nghĩ là làm! Anh đã mạnh dạn mang cây đào Nhật Tân lên phố núi và anh Thanh là một trong những người đầu tiên trồng đào ở Yên Bái.

YBĐT - Đó là anh Sùng Ngọc Lương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Mù Cang Chải. Anh Lương quê ở xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục