Vươn lên để người dân noi theo

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/2/2010 | 9:15:17 AM

YBĐT - Trưởng thôn Khe Ván, xã Quang Minh (Văn Yên) - Triệu Thiều Thăng là một trong những người có mô hình phát triển kinh tế trang trại quy mô và là một gương điển hình vượt khó, vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất quê hương. Không chỉ vậy, anh còn giúp nhiều hộ nghèo trong thôn về kỹ thuật, vốn và cây con giống để cùng nhau xoá đói giảm nghèo.

Đồng bào Dao (Văn Yên) thu hoạch quế.
Đồng bào Dao (Văn Yên) thu hoạch quế.

Trước đây, kinh tế gia đình anh Thăng gặp rất nhiều khó khăn, lao động vất vả mà không thể khấm khá lên. Làm gì để gia đình thoát khỏi đói nghèo? luôn là vấn đề trăn trở đối với anh – một người dân tộc Dao xã Quang Minh. Năm 1993, Nhà nước thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho nhân dân. Trong khi mọi người còn ngại ngần chưa ai dám nhận đất trồng rừng thì anh đã mạnh dạn nhận hơn 10 ha đất trống, đồi núi trọc để trồng rừng. Gia đình anh đã trồng 2 ha gừng, còn lại trồng quế và cây nguyên liệu giấy.

Nhờ áp dụng kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc nên cây trồng sinh trưởng tốt. Năm đầu, gừng đã cho thu về trên chục triệu đồng. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, trên diện tích đất lâm nghiệp mới trồng năm đầu, anh Thăng trồng xen 4 ha sắn. Do biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh bền vững trên đất dốc để chống sói mòn, nên qua nhiều năm canh tác, sắn của gia đình anh luôn cho năng suất cao, được nhiều người học tập và làm theo.

Trong chăn nuôi, nhờ áp dụng tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn, nên trong chuồng lúc nào cũng ổn định từ 15 - 20 con lợn, hàng năm xuất chuồng từ 1 - 1,5 tấn lợn hơi. Gia đình còn nuôi trên 200 con gà thả đồi; đào đắp 5 ao thả cá với diện tích trên 2000 m2, mỗi năm cũng bán 3,5 - 4 tạ cá.

Để phục vụ sinh hoạt, sản xuất và làm dịch vụ, anh Thăng đã đầu tư mua một máy xay xát, một máy cày... Từ mô hình vườn rừng kết hợp chăn nuôi, mấy năm gần đây mức thu nhập của gia đình anh ổn định, bình quân khoảng 100 triệu đồng/năm. Từ số tiền đó, gia đình anh đã mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và có điều kiện cho con cái ăn học đến nơi đến chốn.

Bên cạnh việc phát triển kinh tế, anh còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước; giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn sản xuất, cùng nhau xoá đói giảm nghèo, anh cho vay không lãi với số tiền vốn lên đến hàng trăm triệu đồng. Với những cố gắng trong phát triển kinh tế, năm 2000 anh Thăng được bầu làm Trưởng thôn Khe Ván năm 2008, được nhân dân trong xã tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Quang Minh.

 Anh Thăng tâm sự: “Đồng bào vùng cao, vùng dân tộc thiểu số hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, mình luôn phải học tập nâng cao trình độ để có thể giúp đồng bào ổn định đời sống vươn lên làm giàu, cùng nhau đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, phấn đấu làm tròn trách nhiệm của người đảng viên, xứng đáng với niềm tin của nhân dân”.

Văn Thông

Các tin khác

YBĐT - Ông Lý Mào Lử ở bản Trống Pao Sang, xã La Pán Tẩn (huyện Mù Cang Chải), được nhiều người biết đến từ khi ông phát triển kinh tế hộ gia đình bằng cách trồng thảo quả, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ và phát triển chăn nuôi.

YBĐT - Với sự nhiệt tình của chị Dung chính sách DS/KHHGĐ đã thực sự đi vào đời sống và đạt được kết quả quan trọng. Nhận thức của nhân dân có bước chuyển biến rõ rệt, quy mô gia đình nhỏ, ít con được chấp nhận.

YBĐT - Nhận thấy đất quê mình phù hợp trồng cây thảo quả nên ông Mùa Pàng Cáng, ở bản Mồ Dề, xã Mồ Dề (huyện Mù Cang Chải) đã trồng 2 ha, thảo quả cùng với sản xuất nông nghiệp đã giúp gia đình ông Cáng thu về trên 50 triệu đồng mỗi năm.

YBĐT - Tuy là một xã vùng cao, dân cư sống không tập trung nhưng đến các bản: Chống Là, Chống Gầu Bua, Sáng Nhù... xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải) thì không ai là không biết đến trưởng dòng họ Sùng là ông Sùng A Vừ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục