Chị Dung tận tụy với công tác dân số
- Cập nhật: Thứ hai, 25/1/2010 | 9:18:45 AM
YBĐT - Với sự nhiệt tình của chị Dung chính sách DS/KHHGĐ đã thực sự đi vào đời sống và đạt được kết quả quan trọng. Nhận thức của nhân dân có bước chuyển biến rõ rệt, quy mô gia đình nhỏ, ít con được chấp nhận.
“Công tác dân số là một công việc thầm lặng và rất khó khăn. Người làm công tác dân số muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, bên cạnh sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành và sự đồng thuận của các cộng tác viên dân số trên địa bàn mình theo dõi, việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để tuyên truyền cho để họ hiểu và thực hiện tốt chính sách dân số bền vững mới là quan trọng nhất!” - chị Lê Thị Dung, cán bộ chuyên trách Dân số/kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) ở thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, (huyện Văn Chấn) chia sẻ.
Được giao phụ trách công tác DS/KHHGĐ của thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ từ tháng 6/2006, chị Dung luôn nỗ lực phấn đấu, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Biết rằng, việc mới đảm nhận bao giờ cũng khó khăn như: nắm bắt địa bàn; số đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 cao; thành phần dân số; những chính sách quy định mới về DS/KHHĐ… phải tìm phương pháp tuyên truyền...? để người dân thực sự hiểu và làm theo. Nhưng có lẽ, khó khăn khiến chị lo lắng nhất là làm sao thực sự hiểu được những nghĩ suy, trăn trở của chị em, nhất là những trường hợp không muốn sinh con thứ 3 nhưng vì sức ép của gia đình nhà chồng...
Những đối tượng này, mình phải giúp họ từ đâu? Đó là điều luôn khiến chị trăn trở. Việc tìm cách thức vận động, tuyên truyền sao cho phù hợp với địa bàn mình quản lý là một việc làm cấp thiết hơn bao giờ hết. Chị bắt tay vào từng việc một theo kế hoạch, chị chủ động và tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền về công tác dân số, trong đó tập trung vào công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác DS/KHHGĐ là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ, đảng viên phải là những người đi đầu thực hiện, chính sách DS/KHHGĐ, tổ chức các hội nghị ký cam kết giữa các thôn, bản với UBND thị trấn về việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về dân số được giao, ký cam kết xây dựng địa phương không có người sinh con thứ 3 trở lên.
Thông qua những buổi họp giao ban về công tác dân số, chị Dung cùng với các cộng tác viên khảo sát lại số phụ nữ từ 15 – 49 tuổi có chồng và nắm chắc số cặp vợ chồng chưa thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại để thường xuyên nhắc nhở. Đồng thời, động viên các cộng tác viên theo dõi các thôn, bản phải thường xuyên gặp gỡ tuyên truyền lợi ích của việc thực hiện DS/KHHGĐ và mô hình gia đình 2 con để mọi người hiểu và làm theo.
Với sự nhiệt tình của chị Dung chính sách DS/KHHGĐ đã thực sự đi vào đời sống và đạt được kết quả quan trọng. Nhận thức của nhân dân có bước chuyển biến rõ rệt, quy mô gia đình nhỏ, ít con được chấp nhận. Tỷ suất sinh thô năm 2004 là 1,56%o, đến nay giảm xuống 1,36%o. Từ khi đảm nhận công tác dân số đến nay, chị Dung đã vận động 10 ca đình sản, 195 ca đặt dụng cụ tử cung, 60 trường hợp sử dụng thuốc tránh thai... Đặc biệt, trong quá trình chị làm công tác dân số, trên địa bàn thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ đã không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.
Trần Ngọc
Các tin khác
YBĐT - Nhận thấy đất quê mình phù hợp trồng cây thảo quả nên ông Mùa Pàng Cáng, ở bản Mồ Dề, xã Mồ Dề (huyện Mù Cang Chải) đã trồng 2 ha, thảo quả cùng với sản xuất nông nghiệp đã giúp gia đình ông Cáng thu về trên 50 triệu đồng mỗi năm.
YBĐT - Tuy là một xã vùng cao, dân cư sống không tập trung nhưng đến các bản: Chống Là, Chống Gầu Bua, Sáng Nhù... xã Hồ Bốn (huyện Mù Cang Chải) thì không ai là không biết đến trưởng dòng họ Sùng là ông Sùng A Vừ.
YBĐT - Đến thăm trang trại của vợ chồng anh chị Khánh - Yến ở thôn Khe Măng, xã An Bình (Văn Yên) không ai có thể ngờ rằng hơn chục năm về trước, nơi đây là vùng đất hoang vu, không có nhà cửa, đường sá đi lại khó khăn và sinh sống ở đây đã là một thử thách chưa nói gì đến phát triển kinh tế. Thế nhưng, cùng với thời gian, lòng kiên trì và sự cần cù, chăm chỉ, biết áp dụng KHKT mà anh chị đã có được cơ ngơi trù phú như hôm nay.
YBĐT - Sau nhiều lần về Hà Nội, qua làng đào Nhật Tân, thấy không khí nhộn nhịp mỗi khi xuân về, anh nghĩ: “Sao Yên Bái quê mình cũng có cái rét ngọt của mùa đông mà nghề trồng đào vẫn chưa phát triển. Trong khi đó, nhu cầu chơi đào tết của người dân ngày càng nhiều?”. Nghĩ là làm! Anh đã mạnh dạn mang cây đào Nhật Tân lên phố núi và anh Thanh là một trong những người đầu tiên trồng đào ở Yên Bái.