Gặp người nông dân sản xuất giỏi

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/7/2010 | 2:46:42 PM

YBĐT - Anh tìm lên mảnh đất hoang hóa dựng lều cầy cuốc kiếm kế sinh nhai, nuôi khát vọng vươn lên làm giàu.

Anh Cầu giới thiệu cây chanh tổ cho thu hoạch 40 kg quả.
Anh Cầu giới thiệu cây chanh tổ cho thu hoạch 40 kg quả.

Ban đầu nhiều người bàn tán. Mặc người ta nói gì thì nói, anh vẫn ngày đêm cần mẫn lao động. Và rồi đất đã không phụ công người. Từ đôi bàn tay trắng, bây giờ anh đã có cả một cơ ngơi trị giá hàng trăm triệu đồng. Anh là Phạm Thế Cầu, thôn Bình Sơn, xã Văn Tiến, thành phố Yên Bái.

Từ dám nghĩ, dám làm...

Chúng tôi đến thăm trang trại nhà anh Cầu đúng dịp gia đình thu hoạch chanh với số lượng lớn, đặc biệt hơn anh vừa trồng thử nghiệm 70 gốc Thanh Long lõi đỏ nên anh “phá lệ” nhẩn nha trò chuyện cùng khách. Anh Cầu bộc bạch: "Nói thực với chú, gia đình anh trước đây nghèo lắm, ngày nào cũng phải làm quần quật từ sáng đến tối mới có hạt gạo, củ sắn để nuôi con. Lúc ấy, tôi chỉ suy nghĩ một điều duy nhất là làm thế nào để thoát khỏi cái đói, cái nghèo, đời sống được nâng lên, con cái được chăm lo học hành đầy đủ, gia đình có thu nhập ổn định”.

Năm 1988, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương với hai bàn tay trắng, nhưng may mắn hơn các anh em trong gia đình, anh Cầu được bố mẹ để lại cho 0,3 ha đất. Nhiều đêm, anh trăn trở không biết làm gì, canh tác cây gì để mang lại hiệu quả kinh tế ngoài trồng mấy cây lúa, cây sắn, cây chè... chỉ đáp ứng một phần nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của gia đình, trong khi đó, kiến thức khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, phương thức sản xuất vẫn làm theo truyền thống nên năng suất, chất lượng thấp.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng là động lực để anh quyết tâm tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè, sách báo và các phương tiện truyền thông đại chúng, tìm hiểu KHKT từ các trung tâm khuyến nông, các trại giống trong và ngoài tỉnh... để sau này từng bước áp dụng vào sản xuất. Đúng vào thời điểm đó, Đảng và Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân nhận đất trồng rừng. Ban đầu gia đình anh cũng băn khoăn, được sự động viên của vợ con, hàng xóm, anh mạnh dạn xin nhận 10 ha đất rừng.

Thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, anh mạnh dạn vay vốn trồng thử các loại cây ăn quả, như: vải Thanh Hà, xoài, nhãn..., nhưng không mấy hiệu quả. Tình cờ, trong dịp đi thăm bà con ở tỉnh Lâm Đồng, người quen giới thiệu cho anh về một giống chanh tứ thời, anh mang mấy cành về trồng thử thấy quả to, rất sai. Từ đó, anh triết cành nhân giống và bán cho bà con các xã vùng lân cận. Trải qua những ngày tháng gian lao, vất vả, dành dụm được đồng vốn từ bán chanh, anh tiếp tục tập trung đầu tư vào nuôi trồng thủy sản, trồng rừng và chăn nuôi.

Thành công trong tầm tay

Hiện nay, gia đình anh Cầu đã có trên 10 ha đất, trong đó có 7 ha rừng, chủ yếu trồng keo Úc, trám ghép, 2 ha chè và vườn quả với đủ loại cây ăn quả, như: bưởi Đoan Hùng, nhãn Đại Thành, hồng Đà Lạt, vải Thanh Hà, Thanh Long lõi đỏ và hơn 1000 cây chanh tứ thời Đà Lạt. Để phát triển kinh tế một cách toàn diện, những năm gần đây, anh đầu tư nuôi trồng thủy sản trên diện tích gần 2000m2 ao nuôi cá trắm cỏ, mè, chép lai...

Góp phần lớn vào nguồn thu của gia đình là từ cây chanh tứ thời - Đà Lạt, chủ yếu là bán cành giống, quả thương phẩm và cây cảnh. Anh Cầu cho biết: "Đến nay, tôi đã hợp đồng và bán được trên 4 nghìn cành giống cho các nơi mà chủ yếu là Công ty Capyco Thảo Nguyên - Sơn La; thu trên 95 triệu đồng. Bán quả thương phẩm theo giá thị trường là 20 nghìn/kg, cành giống bán 30 nghìn, cành bán làm cây cảnh tuỳ theo cây từng loại".

Ngoài đảm bảo thu nhập cho gia đình, mô hình kinh tế của gia đình anh Cầu còn tạo việc làm ổn định cho 5 - 7 lao động thời vụ, bảo đảm thu nhập bình quân trên 1 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn vận động, giúp bà con về cây giống, phổ biến kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc… 

Đến thời điểm này, gia đình anh Phạm Thế Cầu là một trong những hộ khá giả trong thôn, có thu nhập ổn định. Từ mô hình kinh tế VACR, trừ mọi chi phí, bình quân mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên dưới 200 triệu đồng. Đặc biệt, tới đây, anh chuẩn bị mở rộng quy mô chăn nuôi thuỷ sản, trong đó 200 m2 ao sẽ được đầu tư nuôi ba ba sinh sản và thương phẩm.

"Lửa thử vàng, gian nan thử sức", câu nói đó thật đúng với người lính Phạm Thế Cầu. Bằng ý chí và nghị lực của mình, anh đã vươn lên làm giàu chính đáng trên quê hương Văn Tiến và là người tiên phong trong phong trào thi đua sản xuất giỏi, xoá đói giảm nghèo, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Minh Tuấn

Các tin khác

YBĐT - Chúng tôi tìm đến gia đình anh Vũ Quốc Toản - Bí thư Chi bộ bản Bến, xã Việt Hồng (Trấn Yên), là một điển hình nhiệt tình trong công tác, giỏi phát triển kinh tế gia đình theo hướng khai thác tiềm năng đất đồi rừng.

Anh Hà Văn Luyến (bên trái) vận động quyên góp ủng hộ gia đình anh Hà Văn Liệu tại trường tiểu học và THCS Kiên Thành.

YBĐT - Anh Luyến “Chữ thập đỏ” (CTĐ) là tên quen thuộc mà học sinh bán trú Trường tiểu học và trung học cơ sở xã Kiên Thành thường gọi anh Hà Văn Luyến – Chủ tịch Hội CTĐ, xã Kiên Thành (huyện Trấn Yên).

YBĐT - “Muốn thoát nghèo thì phải ham học hỏi, chịu khó nghiên cứu khoa học kỹ thuật trên báo, đài, tích cực ứng dụng vào sản xuất và nhất là phải dám nghĩ dám làm…” - đó là những chia xẻ của ông Nguyễn Phúc An, hội viên Hội Nông dân thôn Làng Chẹo, xã An Thịnh (huyện Văn Yên).

Nhiều hộ đồng bào Mông ở xã Nậm Có (huyện Mù Cang Chải) đã đầu tư làm chuồng chăn nuôi trâu và hạn chế thả rông để đề phòng bệnh dịch.

YBĐT - Được ông Hàng A Sa - Bí thư Đảng ủy xã giới thiệu, chúng tôi tìm đến gia đình anh Giàng A Dế - Trưởng bản Tà Ghênh, xã Nậm Có (Mù Cang Chải). Anh Dế là một tấm gương điển hình trong công tác và tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục