Yên Bái: Không để bất ngờ trong mùa bão lũ

  • Cập nhật: Thứ năm, 31/7/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Năm 2007, tính chung cả nước, thiên tai, mưa bão đã làm 462 người chết, 33 người mất tích; gần 728.000 ngôi nhà bị hư hại, cuốn trôi; nhiều công trình giao thông, thủy lợi hư hỏng nặng, gây thiệt hại về vật chất lên hơn 11.500 tỉ đồng.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái đi kiểm tra thiệt hại các công trình thủy lợi ở Văn Chấn mùa lũ năm 2007.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái đi kiểm tra thiệt hại các công trình thủy lợi ở Văn Chấn mùa lũ năm 2007.

Ở Yên Bái, những năm gần đây, thiên tai đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng: nhiều công trình quan trọng bị phá hỏng; sản xuất, giao thông và các hoạt động kinh tế - xã hội bị đình trệ. Riêng năm 2007, thiệt hại do thiên tai gây ra gần 50 tỷ đồng; đã có 1.424 ha lúa, ngô, rau màu ảnh hưởng, 151 ngôi nhà bị sập, 440 ngôi nhà khác tốc mái, 9 người chết do sập đất, bị lũ cuốn trôi.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, đáng chú ý là có tình trạng các địa phương, ban ngành triển khai theo các bước thì tốt, nhưng khi vận hành thực tế thì lúng túng, kém hiệu quả; việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các biện pháp phòng ngừa hậu quả thiên tai, nhất là sập đất và lũ quét chưa thường xuyên, dẫn đến người dân chưa chuyển biến rõ về nhận thức, coi nhẹ các biện pháp phòng ngừa.

Trong những ngày qua, mưa bão đã cuốn trôi một người ở Lục Yên; cuốn trôi nhiều gia súc, gia cầm và làm hư hỏng một số công trình thủy lợi, giao thông ở Văn Yên, Trấn Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải... Đó là những dấu hiệu cho thấy sự bất thường của thời tiết; sự chủ quan của một số cấp, ngành và người dân trong phòng ngừa thiên tai.

Việc cần làm ngay lúc này là các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị kiểm tra lại các phương án, kế hoạch phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai của mình; rà soát, bổ sung các biện pháp cấp bách ở các vùng, điểm có nguy cơ cao, theo phương châm "4 tại chỗ". Công tác thông tin, tuyên truyền cần được đặt lên hàng đầu, nhất là ở các vùng có nguy cơ sập đất, không để người dân thiếu thông tin, làm cho mỗi người dân thấy được trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống bão lũ, góp phần cùng cộng đồng giảm nhẹ và nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai...

Đi đôi với đó, các địa phương cần khẩn cấp di dời, hỗ trợ nhân dân vùng nguy cơ cao đến nơi định cư mới, an toàn. Việc chuẩn bị lương thực và một số nhu yếu phẩm khác cần được gắn với việc quản lý chặt chẽ thị trường khi xảy ra bão lũ, thiên tai; không để xảy ra tình trạng tự ý nâng giá, gây khó khăn cho công tác khắc phục và sinh hoạt của nhân dân.

Các ngành: giao thông vận tải, viễn thông, y tế, lực lượng công an, quân đội... cần tăng cường công tác phối hợp, ứng trực; chuẩn bị tốt công tác dự phòng, ứng cứu, không để bất ngờ khi xảy ra bão lũ, góp phần hạn chế thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra.

T.A

Các tin khác
Giờ học của các cháu 5 tuổi Trường mầm non Hoa Phượng Đỏ (TP Yên Bái) (Ảnh: Quỳnh Nga)

YBĐT - Hiện nay, hầu hết các trường mầm non chỉ nhận trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi trở lên, điều này đã khiến cho các nhóm trẻ gia đình phát triển mà không có sự quản lý của các cơ quan chức năng. Trước thực trạng này, ngày 7/4/2008, Bộ Giáo dục - đào tạo (GD&ĐT) đã ra Quyết định số 14 quy định các trường mầm non công lập phải nhận chăm sóc trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.

Hướng dẫn quy trình tiến hành chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ ở Trường trung học y tế tỉnh Yên Bái.

YBĐT - Với tốc độ đạt 30 xã, phường, thị trấn mỗi năm, có thể nói, việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã đã nâng chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở tỉnh Yên Bái lên một bước. Tuy nhiên, quá trình xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã vẫn còn những tồn tại cần giải quyết.

Nhân dân xã Quang Minh (Văn Yên) thu hoạch sắn.

YBĐT - Vài năm trở lại đây, giá nguyên liệu sắn tăng cao, khiến nhiều hộ nông dân từ vùng thấp đến vùng cao ồ ạt trồng sắn. Thậm chí có nhiều hộ dân còn phá bỏ chè, quế, rừng để trồng sắn không theo quy hoạch của huyện, ngành nông nghiệp - PTNT. Rõ ràng việc trồng và phát triển cây sắn như hiện nay chỉ đem lại lợi ích trước mắt nhưng về mặt lâu dài sẽ là vấn đề đáng lo ngại nếu không có sự điều chỉnh kịp thời!

YBĐT - Quyết định 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nói rõ mối quan hệ mật thiết "bốn nhà", trong đó, quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân là chủ yếu, quan trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết "bốn nhà" thời gian qua rất lỏng lẻo. Bên cạnh một số doanh nghiệp coi trọng liên kết với nông dân, vẫn còn những doanh nghiệp coi nông dân là người phục vụ, chưa coi là đối tác bình đẳng để làm ăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục