Xuân nay vơi bớt đói nghèo

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ Bản Hẻo (Sơn A) bên này suối, nhìn sang bên kia thấy trập trùng mây, cây, lối mòn ngược dốc. Nơi ấy là đất An Lương, một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn. Nói đặc biệt khó khăn không phải vì An Lương thiếu gạo, thiếu quế, ít chè. Vậy thì nguyên nhân nào khiến nơi này nghèo vẫn hoàn nghèo? Để ý, ngày ngày, dòng xe, dòng người vẫn nhộn nhịp qua Sơn A, bản Hẻo nhưng mấy ai ngược An Lương? Đường không có, chỉ toàn sương mù tan rồi sương mù lên.

Văn Chấn vào vụ.(Ảnh: Thanh Miền)
Văn Chấn vào vụ.(Ảnh: Thanh Miền)

Một thời các già làng, trưởng bản người Thái, người Mông, người Dao đứng trên nhà sàn nhìn xa xăm về phía mặt trời. Họ ước một điều: Ấy là ước Đảng, Nhà nước làm cho họ con đường to, con đường tốt để người dân An Lương không còn vời vợi với người vùng thấp, để quê hương họ không còn là ốc đảo. Đó là chuyện của mấy năm trước. Còn bây giờ, đường của Đảng, của Chính phủ đã đến rồi, đã có rồi.

 

…Một ngày xuân ban nở trắng hơn mây trắng. Nắng vàng lung linh hơn mật của bất cứ loài ong nào. Con đường từ một điều ước hiển hiện ra đưa chúng ta tới An Lương. Xe chạy êm ru, bon bon qua 18km trên mặt đường rộng, phẳng lì. Xin cứ vui mà nói hai tiếng: “Thênh thang”.

 

Hoa của rừng. (Ảnh: Kim Chung)

 

Từ năm 2005, An Lương không còn là ốc đảo nữa. Dù ở trung tâm xã hay 12 bản xa khác cũng không còn lạ gì cảnh người xe các nơi đến trao đổi, bán mua hàng hóa. Thôi thì thóc, ngô, sắn, quế, chè bán đi; chăn màn, xoong nồi, phân bón mua về. Tất cả diễn ra ngay tại bản, giá cả cũng ngang ngang như dưới bản Hẻo, Sơn A. Rồi nhờ có đường mà khuyến nông, khuyến lâm của huyện mở ngay tại bản. Cứ dần dần, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thành nếp trong đầu người dân để đến bây giờ năng suất lúa đạt 4,8 tấn/ha vụ mùa; 5,3 tấn/ha vụ chiêm. Các cây trồng khác như ngô, đậu tương, sắn cũng được từng hộ, từng thôn bản chú trọng cho năng suất khá.

 

Ông Giàng A Phử ở Sài Lương 4 khoe:

 

-Nhà mình có 30 ha quế. Có đường, mình đã mua xe máy chở xuống chợ Mường Lò bán. Mình vui lắm, cán bộ à.

 

-Sao lại không vui, không mừng, hả ông Phử?

 

Năm nay, An Lương được mùa cả lúa ruộng lẫn lúa nương. Trong tiết trời se lạnh, đâu đây đã có tiếng trống xòe. Tết đang cận kề. Nhiều nhà rục rịch lấy lá dong, xát thóc nếp. Xuân này An Lương sẽ chơi nhiều hơn, nhiều khách đến An Lương đón Tết hơn, nhờ con đường Đảng đem lại.

 

Chia tay An Lương, chúng tôi sang Suối Quyền. Lại một con đường mới mở dài 4 km, rộng 3,5km (nghe nói trị giá gần tỷ đồng). Trước khi đi, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nguyễn Hợp Đoàn cho biết sơ bộ về xã này nên càng háo hức.

 

Ấm áp làng định cư Ao Luông (Sơn A).  ( Ảnh: Thu Trang)

 

Quả thật, Suối Quyền không khó để có thể nhận ra sự đặc biệt khó khăn của một xã vùng cao. Với 1350 khẩu (đa số là người Dao), sống tập trung tại 5 thôn bản trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn thiếu, còn yếu. Mấy năm trước, Suối Quyền, ngoài trông vào ít ỏi những mảnh nương trồng ngô, trồng lúa còn là nhờ bông chít, bông lau để thêm thu nhập. Ngày ấy, mỗi lần xuân về, cho dù hoa đào, hoa lê đua nhau khoe sắc nhưng hơi hướng của cái lạnh mùa đông vẫn chưa chịu buông tha, sương sớm giăng giăng trên triền đồi để đêm đêm, người dân Suối Quyền nằm nghe đất cựa, nằm nghe mầm cây tách vỏ mà nỗi lòng ngao ngán… Bây giờ khác! Suối Quyền có Đảng bộ mạnh. Nhân dân tin tưởng, đồng tình làm theo chủ trương của Đảng trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Vì thế, vài năm trở lại đây địa phương đã thay da đổi thịt.

 

Chủ tịch xã Lý Tiến Đình kể: Nhờ thủy lợi mà 38 ha ruộng nước từ 1 vụ thành 2 vụ/năm. Năm rồi Suối Quyền mở rộng thêm 20 ha ruộng nữa đưa tổng diện tích lúa tới gần 60 ha. Một con số chưa từng có. Không cần mở sổ tay, vị chủ tịch có đôi mắt màu hạt dẻ kia nói liền một mạch: “Hiện xã duy trì 80 ha ngô, 60 ha sắn, 40 ha đậu đỗ các loại. Ngoài ra còn ổn định 72 ha chè (sản lượng 8 tấn/ha) chăm sóc tốt 70 ha quế. Riêng chăn nuôi, toàn xã có trên 300 con vừa trâu vừa bò, bình quân 1 con 1 hộ. Trong 2 năm 2005 - 2006, được ngân hàng giúp vốn, địa phương đã mua về 30 con bò giống, tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển đàn đại gia súc theo mô hình bán công nghiệp…”.

 

Còn chủ tịch xã Sùng Đô Vàng Vảng Trống cho chúng tôi biết nhiều điều về những hộ đồng bào Mông làm giàu và đã trở thành giầu, trong đó phải kể tới Giàng A Vừ.

 

Giàng A Vừ tâm sự: “Mình xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với vùng cao, đó là chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật…”. Với 1 ha chè đang kỳ kinh doanh, 2 ha quế, 1 ha thảo quả đủ để gia đình thu về 20 triệu đồng mỗi năm. Vừ cùng vợ con nhận trồng mới 3 ha thông đưa tổng diện tích rừng hiện có tới 7 ha, đàn bò có 44 con, toàn lai sind cả. Trên thảm cỏ xanh, sắc nâu vàng của đàn bò hoà trong nắng xuân như dệt gấm, Giàng A Vừ, người đảng viên trẻ cùng 35 đảng viên khác trong Đảng bộ xã là 35 tấm gương, dẫn đầu trong xóa đói giảm nghèo. Họ là Vàng Vảng Trống, là Giàng A Lu, là Cứ Trờ Pá…

 

Chuyện triệu phú ở Sùng Đô và nhiều xã khác của huyện Văn Chấn kể không hết: đó là Bàn Kim Thanh, người Dao Nậm Mười; đó là Hoàng Hải Ướng, dân tộc Thái Gia Hội, là Lục Văn Hạ, Lục Văn Phương với đàn bò từ 40 đến 60 con, Vì Văn Sang ở Nghĩa Sơn từ vườn rừng, từ chăn nuôi mà mỗi năm thu nhập trên dưới 40 triệu đồng…

Văn Chấn với 17 xã vùng cao được Đảng và Nhà nước, tỉnh và huyện dành vốn đầu tư nhiều công trình mới mọc lên trên đất này đã đem lại một niềm tin. Cái “được” là sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động của từng tộc người, biết làm chủ mà tự nâng cao dân trí… Cái “được” nữa là luôn làm theo lời Đảng, dám “tuyên chiến” với đói nghèo, lạc hậu.

 

Năm mới trên mỗi vùng quê, nơi mỗi bản làng đang rạo rực khí thế mới. Xuân này, xin mừng Văn Chấn đã vơi bớt đói nghèo…

 

B.H.M

Các tin khác
Đoàn viên, thanh niên huyện Mù Cang Chải giúp dân vùng lũ dậy lại nhà cửa

Hậu quả trận mưa lớn kèm lũ quét những ngày đầu tháng 8 là nỗi đau, mất mát không gì bù đắp của người dân vùng tâm lũ Mù Cang Chải, đặc biệt là đồng bào các xã Hồ Bốn, Lao Chải và Khao Mang. Song, cũng chính trong lúc đau thương đã sáng lên câu chuyện tình người giúp nhau qua cơn hoạn nạn.

Bà Trần Thị Bích.

Trong hai ngày 12 và 13/6/2023, Báo Yên Bái đăng tải phóng sự (2 kỳ) với nhan đề “Xung quanh việc bà Trần Thị Bích tổ chức cai nghiện ma túy” của tác giả Lê Xuân Trường. Bài viết đã nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Sau khi bài viết được đăng tải, bà Trần Thị Bích (nhân vật trong bài viết), người tổ chức cai nghiện tại thị xã Nghĩa Lộ có đơn đề nghị gửi Báo Yên Bái.

Măng Bát Độ được người dân xã Kiên Thành thu hoạch, mang bán tại các cơ sở thu mua tập trung.

Tròn 20 năm bén duyên đất Trấn Yên, đến nay, cây tre măng Bát Độ đã phủ xanh những triền đồi, cánh rừng ở các xã vùng cao Hồng Ca, Kiên Thành, Lương Thịnh, Hưng Khánh. Khẳng định được vị thế của mình là cây trồng đa lợi ích cho người dân, cây tre măng Bát Độ đã góp phần đổi thay diện mạo, đưa Trấn Yên trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Hiện nay, những bản làng xa xôi của huyện Mù Cang Chải đang ngày một đổi thay, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt... Đây là minh chứng cho sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự bám sát thực tiễn, phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, ý chí, khát vọng vươn lên trong triển khai, đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nơi vùng cao đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục