Gần 56 tỉ USD xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam
- Cập nhật: Thứ bảy, 7/2/2009 | 12:00:00 AM
Ngày 6.2, Liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) đã có buổi làm việc với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cùng các ngành chức năng về báo cáo cuối kỳ dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam.
Theo liên danh tư vấn, tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tổng chiều dài 1.555 km, toàn tuyến có 27 ga, trong đó 2 ga đầu cuối là Hà Nội và Hòa Hưng. Sau khi so sánh và phân tích 3 loại hình công nghệ đường sắt cao tốc tiên tiến trên thế giới là Shinkansen (Nhật Bản), TGV (Pháp) và ICE (Đức) dựa trên các tiêu chí: tốc độ, độ an toàn, tiện nghi cho hành khách, sự đúng giờ, thân thiện với môi trường, năng lực vận tải, liên danh tư vấn đề xuất lựa chọn công nghệ Shinkansen, có bổ sung các yếu tố phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam là đường đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tốc độ khai thác 350 km/giờ; hướng tuyến được ưu tiên triển khai trước là Hà Nội - Vinh và Sài Gòn - Nha Trang. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết tổng chi phí đầu tư dự án gần 55,8 tỉ USD, trong đó, hơn 35 tỉ cho xây dựng kết cấu hạ tầng. Dự kiến đến năm 2020 sẽ khai thác đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang, năm 2030 khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng, năm 2035 hoàn tất toàn tuyến. Giá vé bằng nửa giá vé máy bay, từ Hà Nội - TP.HCM tàu nhanh chạy hết 5 giờ 26 phút.
(Theo TNO)
Các tin khác
Thụy Sĩ dành khoản viện trợ ODA cho Việt Nam trong năm nay tăng 20% so với năm 2008 và cam kết tiếp tục duy trì ODA trong thời gian tới Sau khi dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, nhận lời mời của Chính phủ Liên bang Thụy Sĩ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã thăm và làm việc tại Thụy Sĩ từ ngày 2-3/2.
Ngày 2/2, tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng dài 105 km dành cho 8 làn xe chạy đã được khởi công. Đây là đường cao tốc rộng nhất Việt Nam, xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đến nay, dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đã hoàn thành thi công được 6 gói thầu với kinh phí 237 tỷ đồng. Các gói thầu còn lại đang được chuẩn bị triển khai thi công.
Tây Bắc là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về đất đai, đồi rừng, tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch... Đặc biệt, nơi đây có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện, chiếm gần 70% thủy năng của cả nước. Nhắc đến các công trình thủy điện ở vùng Tây Bắc, không thể không nói đến Thủy điện Thác Bà - đứa con đầu lòng của ngành Thủy điện Việt Nam; Thủy điện Hoà Bình - một công trình của thế kỷ XX, biểu tượng thiêng liêng của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Tiếp đến là Thủy điện Sơn La - công trình của thế kỷ XXI có quy mô lớn nhất Đông Nam Á...