Mù Cang Chải: Cùng dân xây dựng nông thôn mới

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/6/2024 | 7:35:39 AM

YênBái - Anh Giàng A Rùa chia sẻ: "Cán bộ mình khỏe đấy, mà việc gì cũng biết làm. Từ khuân vác xi măng, cát sỏi đến trộn bê tông, xoa đường cho phẳng đều tự tay cán bộ trực tiếp làm cùng dân mình. Ngày cuối tuần mà có cán bộ về bản cùng dân làm những việc có ý nghĩa như thế này, khiến đồng bào mình thấy rất gần gũi và có thêm động lực để hoàn thành nhanh chóng hơn..". Đó là một trong những kết quả từ mô hình “Ngày cuối tuần cùng dân” của huyện Mù Cang Chải khi cán bộ cùng dân tham gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại địa phương.

Cán bộ, đảng viên cùng nhân dân huyện Mù Cang Chải tham gia bê tông hóa đường giao thông.
Cán bộ, đảng viên cùng nhân dân huyện Mù Cang Chải tham gia bê tông hóa đường giao thông.

Con đường dài 150 m, rộng 1,2 m dẫn đến khu tái định cư ở bản Trống Là, xã Hồ Bốn từng bị tàn phá do bão lũ nay đã được bê tông hóa trở lại với sự tham gia của gần 200 người dân cùng cán bộ các ban, ngành, đoàn thể của huyện trong "Ngày cuối tuần cùng dân”. 

Với lực lượng đông đảo, phân công thực hiện khoa học, nhịp nhàng, tuyến đường đã hoàn thành ngay trong ngày, rộng và dày hơn trước. Đây cũng là đoạn đường bê tông cuối cùng tạo nên con đường bê tông hoàn chỉnh nối tới trung tâm xã, giúp người dân đi lại, giao thương thuận tiện. 

Anh Giàng A Rùa - người dân bản Trống Là chia sẻ: "Cán bộ mình khỏe đấy, mà việc gì cũng biết làm. Từ khuân vác xi măng, cát sỏi đến trộn bê tông, xoa đường cho phẳng đều tự tay cán bộ trực tiếp làm cùng dân mình. Ngày cuối tuần mà có cán bộ về bản cùng dân làm những việc có ý nghĩa như thế này, khiến đồng bào mình thấy rất gần gũi và có thêm động lực để hoàn thành nhanh chóng hơn. Đồng bào mình cũng có thể trực tiếp trao đổi, góp ý với cán bộ về những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống để kịp thời được khắc phục, xử lý”. 

Không chỉ bê tông đường giao thông, những buổi cuối tuần mà cán bộ, đảng viên cùng nhân dân tham gia dọn dẹp, vệ sinh đường làng ngõ xóm, làm đường điện thắp sáng hay trồng hoa, cây xanh, xóa nhà tạm, nhà dột nát đã ngày càng phổ biến ở Mù Cang Chải, góp phần khuấy động phong trào XDNTM ở tất cả các địa phương. Mỗi buổi như thế, ngoài việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, đề xuất hướng đi, cách làm để hỗ trợ nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Chị Sàng Thị Sua ở xã Lao Chải chia sẻ: "Gia đình mình từng là hộ nghèo do chưa biết cách làm ăn, cộng với chưa dám mạnh dạn đầu tư, thay đổi từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Rồi các cán bộ của huyện, xã đến vận động, chỉ cho mình phát triển mô hình nuôi lợn đen bản địa từ mô hình nhỏ của gia đình; hướng dẫn thủ tục vay vốn ưu đãi, tham gia tập huấn kỹ thuật, định hướng xây dựng mô hình theo Nghị quyết 69 để hưởng hỗ trợ. Giờ mình đã thoát nghèo rồi! Số lượng lợn trong chuồng cũng đang được nhân rộng”.

Có thể khẳng định, với sự đồng hành, tham gia trực tiếp cùng dân trong các phần việc đã mang lại hiệu quả tích cực trong thay đổi tư duy và hành động của đồng bào về vai trò chủ thể trong XDNTM. Đặc biệt là huy động được sức người, sức của tham gia các tiêu chí đòi hỏi cao vai trò của nhân dân như: giao thông, môi trường, hộ nghèo, thu nhập… 

Trong 5 năm triển khai "Ngày cuối tuần cùng dân”, toàn huyện Mù Cang Chải đã có hơn 30.000 lượt cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của huyện và cơ sở cùng với trên 90.000 lượt người dân tham gia các công trình, phần việc cụ thể tại các bản, tổ dân phố. 

Ngoài 25.500 buổi tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên còn tham gia huy động ngày công, hỗ trợ vật liệu cùng nhân dân triển khai kiên cố hóa 312,68 km đường giao thông nông thôn và mở mới 62,6 km đường đất; duy trì gần 30 km đường điện thắp sáng đường quê, 77 mô hình tuyến đường tự quản; vận động xây dựng 492 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhà dột nát; xây dựng trên 2.000 công trình nhà vệ sinh; tổ chức khai hoang được 1.500 ha ruộng bậc thang… Ngoài ra, còn vận động các tập thể, cá nhân, nhà hảo tâm ủng hộ tiền mặt và vật chất với tổng trị giá trên 4 tỷ đồng để XDNTM. 

Nhờ đó, đến hết năm 2023, trên địa bàn huyện đã có xã Nậm Khắt đạt 14 tiêu chí; xã Dế Xu Phình đạt 11 tiêu chí; xã Púng Luông đạt 10 tiêu chí; các xã còn lại đạt từ 5 đến 9 tiêu chí trong Bộ tiêu chí XDNTM tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. Toàn huyện cũng đã có 26/93 bản được công nhận đạt chuẩn NTM. 

Với cách làm và hoạt động phù hợp với thực tiễn, các phần việc trong thực hiện mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân” đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào công cuộc XDNTM ở Mù Cang Chải, từng bước hình thành diện mạo vùng cao ngày một khởi sắc.

Hoài Anh

Tags Mù Cang Chải Yên Bái nông thôn mới xóa đói giảm nghèo

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Lục Yên tham quan mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc của gia đình anh Nguyễn Ngọc Khuyến tại thôn São, xã Tân Lập- hộ đầu tiên trong xã đầu tư xây dựng nhà lưới thâm canh dưa lê Hàn Quốc theo hướng sản xuất sạch, an toàn sinh học, nâng cao giá trị hàng hóa.

Thời gian qua, huyện Lục Yên đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM); đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo bền vững... nâng cao đời sống vật chất, góp phần nâng chỉ số hạnh phúc cho người dân.

Một giờ học của thầy và trò Trường Tiểu học và THCS xã Suối Giàng.

Từ nhiều năm nay, xây dựng nông thôn mới (NTM) luôn là một nhiệm vụ quan trọng được cả hệ thống chính trị xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn quan tâm triển khai với mục tiêu đạt chuẩn NTM trong năm nay.

Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục