Lục Yên nỗ lực nâng cao chỉ số hạnh phúc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 24/5/2024 | 7:38:31 AM

YênBái - Thời gian qua, huyện Lục Yên đã triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế; tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM); đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo bền vững... nâng cao đời sống vật chất, góp phần nâng chỉ số hạnh phúc cho người dân.

Lãnh đạo huyện Lục Yên tham quan mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc của gia đình anh Nguyễn Ngọc Khuyến tại thôn São, xã Tân Lập- hộ đầu tiên trong xã đầu tư xây dựng nhà lưới thâm canh dưa lê Hàn Quốc theo hướng sản xuất sạch, an toàn sinh học, nâng cao giá trị hàng hóa.
Lãnh đạo huyện Lục Yên tham quan mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc của gia đình anh Nguyễn Ngọc Khuyến tại thôn São, xã Tân Lập- hộ đầu tiên trong xã đầu tư xây dựng nhà lưới thâm canh dưa lê Hàn Quốc theo hướng sản xuất sạch, an toàn sinh học, nâng cao giá trị hàng hóa.

Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với XDNTM bền vững, huyện Lục Yên đã rà soát, quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh đồng thời tập trung nâng cao giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, nhất là với các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của địa phương. Đến nay, huyện đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao với quy mô 600 ha, vùng sản xuất lạc với tổng diện tích 1.000 ha, vùng cây ăn quả có múi với tổng diện tích trên 1.000 ha, vùng tre lấy măng với tổng diện tích 800 ha, vùng quế với tổng diện tích 5.682 ha. Bên cạnh đó, huyện tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 69 của HĐND tỉnh. Hiện toàn huyện có trên 500 mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa với tổng kinh phí hỗ trợ trên 11 tỷ đồng. 

Ngoài ra, huyện phát huy lợi thế, tiềm năng các sản phẩm nông sản chủ lực để xây dựng các sản phẩm OCOP, nhằm nâng cao giá trị cũng như thu nhập cho người dân. Trong đó, huyện đã duy trì và xây dựng được 19 sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tạo thu nhập bền vững cho người dân. 

Cùng với nông nghiệp, huyện Lục Yên cũng tăng cường phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Huyện rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung các quy hoạch khu, cụm công nghiệp trên địa bàn vào quy hoạch chung của tỉnh, tạo hành lang cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, huyện quan tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề thế mạnh của địa phương như: sản xuất tranh đá quý, đá mỹ nghệ, đá cảnh, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến gỗ rừng trồng... 

Nhờ đó, năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 2.450 tỷ đồng, vượt 9% so với chỉ tiêu nghị quyết; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 49 triệu USD... Ngoài ra, hoạt động tiểu thủ công nghiệp tiếp tục có bước phát triển, trong đó chế tác đá mỹ nghệ tăng trưởng cả về quy mô và số lượng cơ sở, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Song song với đó, huyện đặc biệt quan tâm đến công tác phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua việc triển khai đồng bộ các chương trình mục tiêu quốc gia, kinh tế - xã hội của các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số. 

Trong 3 năm qua, huyện đã huy động trên 827,7 tỷ đồng để đầu tư các công trình giao thông kết nối đến 100% trung tâm các xã, công trình thủy lợi, trạm y tế, trường học; cơ sở vật chất văn hóa cơ sở được quan tâm đầu tư, hoạt động văn hóa văn nghệ tại cơ sở từng bước được nâng lên, nhiều xã thành lập được các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ dân gian, góp phần lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc; đến nay, huyện có 4 xã đặc biệt khó khăn đạt tiêu chí NTM (xã Minh Chuẩn, Khánh Thiện, Lâm Thượng, Minh Tiến)... 

Nhờ những giải pháp đồng bộ và hiệu quả trên, hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 47 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm trên 5%; toàn huyện hiện có 15 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 1 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 37 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn NTM và 20 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu. 

Ông Hoàng Kim Trọng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy cho biết: "Qua đánh giá, đời sống kinh tế xã hội của huyện ngày càng phát triển, diện mạo NTM với hệ thống điện, đường, trường, trạm… đồng bộ, đã từng bước nâng mức độ hài lòng của người dân lên mức cao; người dân ngày càng hài lòng về việc làm của bản thân, về thu nhập, về chi tiêu sinh hoạt... Điều này đã góp phần đưa chỉ số hạnh phúc năm 2023 của huyện đạt 65,63%; trong đó, mức độ hài lòng về cuộc sống đạt 58,75%, mức độ hài lòng về tuổi thọ đạt 80,35...”.

Hùng Cường

Tags Lục Yên chỉ số hạnh phúc nông thôn mới xóa đói giảm nghèo OCOP

Các tin khác
Một giờ học của thầy và trò Trường Tiểu học và THCS xã Suối Giàng.

Từ nhiều năm nay, xây dựng nông thôn mới (NTM) luôn là một nhiệm vụ quan trọng được cả hệ thống chính trị xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn quan tâm triển khai với mục tiêu đạt chuẩn NTM trong năm nay.

Nhân dân xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu bê tông hóa đường nông thôn

Là xã vùng cao, xuất phát điểm thấp, nên khởi đầu xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu gặp không ít khó khăn. Song, nhờ sự quan tâm đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm của các cấp, ngành, sự nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương theo phương châm làm đến đâu chắc đến đó, đến nay, xã đã đạt 10/19 tiêu chí về XDNTM.

Các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình trong giờ hoạt động ngoại khóa.

Hết năm 2023, toàn huyện Yên Bình có 32 trường đạt tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.

Trạm Tấu thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Năm 2024, huyện Trạm Tấu quyết tâm đưa chỉ số hạnh phúc của người dân đạt 57%, tăng 1,5% so với năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục