Rộng vòng xoè thương yêu

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Những đêm văn hoá nhà sàn, ấn tượng nức lòng nhất là sống trong nhịp điệu xoè. Tôi chỉ biết đến những giá trị văn hoá sâu sắc của đêm hội múa xoè là một hội vui lớn, gắn kết giữa con người với con người, với cộng đồng, với thiên nhiên, đất trời bao la qua tập tuỳ bút “Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân và giờ đây mới thực sự được thưởng thức và chiêm ngưỡng.

Thiếu nữ Thái Mường Lò trong điệu xòe. (Ảnh: Phạm Ngọc Triển.)
Thiếu nữ Thái Mường Lò trong điệu xòe. (Ảnh: Phạm Ngọc Triển.)

Ở Nghĩa Lộ có nhiều điệu xoè như điệu xoè nắm tay nhau, theo vòng tròn, chung lòng chung sức cả bản làng, cả cộng đồng… Điệu xoè nâng khăn mời rượu, đón khách quý đến chơi nhà, điệu xoè Phá xí (bổ bốn) với những động tác thể hiện tình cảm dù ai đó đi xa vẫn nhớ đến nhau, ở đất khách quê người thương yêu giúp đỡ nhau như tình cảm xóm làng, như tình yêu trai gái, điệu xoè đổn hôn,  với các động tác tiến, lùi, chao đảo nói lên dù cuộc sống lúc vui, buồn, khó khăn nhưng vẫn đồng lòng, đồng sức vượt qua. Vui nhất là điệu xoè tung khăn, nó như thể hiện ngày vui trong bản khi mùa màng bội thu, khi đám cưới tưng bừng, khi ăn mừng nhà mới dựng. Cuối cùng là điệu múa xoè vòng tròn vỗ tay. Cuộc vui cũng đến lúc tàn. Đêm xoè thâu đêm, mặt trời sắp rạng. Ta xoè vòng tròn lớn, vòng tròn nhỏ. Niềm vui tràn đầy. Tay múa, tay vỗ, tay nắm tay. Nhớ mãi đêm nay trước mái nhà sàn trong đêm lửa hồng hay trên nhà sàn rộng thênh thang. Đúng là sáu điệu xoè của dân tộc Thái, Mường ở đất Nghĩa Lộ khó ai quên.

Thu Hiền

Các tin khác
Gia đình ông Túc, bà Thuý phường Yên Ninh - thành phố Yên Bái còn giữ được nếp xưa là gói bánh chưng tết.

YBĐT - Đất trời vào xuân trong vòng quay hối hả, trong sự bận rộn mong hoàn tất công việc bộn bề của năm cũ để đón xuân trong sự thanh nhàn, hoàn hảo. Dù cho có trăm công nghìn việc thì chuẩn bị bánh chưng tết vẫn là việc không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tết xưa, xuân xưa còn gợi lại bao điều qua đôi câu đối tết: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ; Nêu cao, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Cái thần tài của đôi câu đối đã bao hàm được những nét đặc trưng nhất trong cái tết cổ truyền rất riêng có của dân tộc Việt Nam. Và trong đó “bánh chưng xanh” chính là cội nguồn của dân tộc Việt làm nên hương tết Việt.

Khu du lịch Tân Hương. (Ảnh: Thanh Miền)

YBĐT - Một mùa xuân mới đến mang theo bầu không khí trong lành, tươi mới ngập tràn không gian bao la của núi rừng Tây Bắc. Vùng đất Yên Bái với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với những con người đôn hậu, thật thà và mến khách như muốn níu chân du khách lại nơi này. Năm 2006 đã đi qua với những thành công đáng kể của tỉnh nhà trên nhiều lĩnh vực mà trong đó, thương mại và du lịch - ngành “công nghiệp không khói” được coi là một trong những thành công nhất.

YBĐT - Chúng ta ai cũng từng nghe câu:" Nam vô tửu như kỳ vô phong". Người ta lại nói trong sinh hoạt:" Bán dạ tam bôi tửu, bình minh nhất trản trà" để nói lên văn hóa uống rượu của cha ông từ ngàn xưa, cũng là một trong những kinh nghiệm để giữ cho đầu óc luôn minh mẫn, duy trì sức khỏe "Lương y bất đáo gia". Kể ra mỗi khi vui tết, đón xuân, giỗ chạp, liên hoan, lễ hội... có chén rượu thì thêm ấm cúng, nghĩa tình. Rượu mà bà con vẫn ta thường dùng hiện nay được nấu bằng nếp và men tự làm, an toàn.

Vào cuộc. (Ảnh: Thế Sinh)

YBĐT - Mỗi lần Tết đến, xuân về, người Mông ở Trạm Tấu, Mù Cang Chải và một số xã vùng cao huyện Văn Chấn lại tổ chức lễ cúng thần núi. Tiếng Mông là Tsang hâur tose, nghĩa là gầu tào.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục