Hôm nay khai hội Xuân Yên Tử 2024

  • Cập nhật: Thứ hai, 19/2/2024 | 8:54:07 AM

Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng), Lễ hội Xuân Yên Tử 2024 chính thức khai hội tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh). Lễ hội sẽ kéo dài trong 3 tháng.

Du khách đổ về Yên Tử để khai hội.
Du khách đổ về Yên Tử để khai hội.

Lễ hội Yên Tử được tổ chức nhằm tôn vinh những công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông - người có công sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm.

Để chuẩn bị lễ hội, chính quyền TP. Uông Bí đã tập trung tu bổ, quy hoạch khang trang, rộng rãi, hệ thống đường giao thông, bãi đỗ xe, nội viện các chùa đều được chỉnh trang; hệ thống điện chiếu sáng, biển chỉ dẫn, lan can; phương án phân luồng di chuyển một chiều lên, xuống đều được bố trí hợp lý, an toàn để đông đảo du khách có thể thư thái thưởng ngoạn.

Theo ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử, từ mùng 1 đến mùng 8 Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Yên Tử đã đón 125.889 lượt khách, tăng 103% so với cùng kỳ năm 2023; đặc biệt, ngày mùng 8 Tết, lượng khách tăng 113% so với năm 2023 và tăng 186% so với năm 2019 (giai đoạn trước khi có dịch COVID-19).

"Từ 30 Tết đến nay, chúng tôi đã thường trực tại khu di tích bảo đảm các hoạt động lễ hội và công tác bảo vệ rừng. Ngoài khai hội mùng 10 tháng Giêng, trong 3 tháng lễ hội mùa xuân, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh Quảng Ninh, Công an TP Uông Bí và các lực lượng chức năng đảm bảo ANTT, TTATGT, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, y tế, CNCH, hoạt động tôn giáo tín ngưỡng đúng quy định pháp luật, qua đó đón khách về hành hương lễ Phật được an toàn nhất", ông Dũng thông tin.

Được biết, ngay trước ngày lễ hội diễn ra, Hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh sẽ tiến hành nghi lễ mở cửa rừng Yên Tử. Sau đó, các sư thầy và cả người dân địa phương sẽ thực hiện những nghi thức cầu mong cho lễ hội diễn ra bình an, tốt đẹp như dâng hương, tụng kinh niệm Phật, tế cáo trời đất, Phật tổ và các vị sơn thần,...

Sáng mùng 10 tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, các vị chư tăng hòa thượng sẽ tiến hành thực hiện nghi lễ cầu quốc thái dân an. Bên cạnh đó, các đại biểu sẽ lần lượt thực hiện đóng dấu thiêng trên ấn Yên Tử. Ngoài ra, phần lễ còn các hoạt động thú vị khác như thỉnh chuông, gióng trống, chúc phúc đầu năm vô cùng đặc sắc.

Sau khi kết thúc nghi lễ khai hội, du khách sẽ được bắt đầu cuộc hành hương lễ Phật theo từng dòng, lần lượt di chuyển đến đỉnh núi Yên Tử dưới những bóng cây cổ thụ to lớn và có cả những làn sương khói mờ ảo, cứ ngỡ như đang đi vào cõi Phật.

(Theo Kiến thức)

Các tin khác
Nghi thức tế lễ tại Lễ khai hội đền Mẫu Thác Bà xuân Giáp Thìn.

Sáng 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đền Mẫu Thác Bà, huyện Yên Bình đã khai hội đền thu hút đông đảo bà con nhân dân cùng du khách thập phương. Đây là lễ hội thường niên đầu xuân vùng sông Chảy của huyện Yên Bình.

Người dân tham gia ném pao quanh cây nêu tại Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024.

Trong không khí tưng bừng của những ngày đầu xuân, sáng 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng Giáp Thìn), tại huyện Trạm Tấu đã diễn ra lễ hội Gầu Tào năm 2024. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của huyện vùng cao Trạm Tấu, thể hiện đặc sắc các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc Mông nói chung, của người Mông Trạm Tấu nói riêng.

Sáng nay - 18/2 (tức mồng 9 tháng Giêng Giáp Thìn), tại sân vận động trung tâm xã, xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn tổ chức Lễ hội cầu mùa năm 2024 với sự tham gia của hàng nghìn người dân và du khách. Đặc biệt, màn đại Dậm thuông với 6 điệu dậm cổ của dân tộc Tày có sự tham gia của gần 800 nghệ nhân, diễn viên của các thôn trên địa bàn xã. Đồng chí Hoàng Thị Thanh Bình - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã tham dự Lễ hội.

Nghi lễ dâng chúc văn tại Lễ hội đình Phúc Hoà, xã Hán Đà

Sáng 17/2 (tức mùng 8 tháng Giêng Âm lịch), huyện Yên Bình tưng bừng tổ chức Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục