Thiền viện Bát Nhã

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/1/2008 | 12:00:00 AM

Bảo Lộc nổi tiếng với trà và nhiều cảnh đẹp. Tuy nhiên, đến đây du khách vẫn tìm cho mình một cõi tĩnh lặng. Đó là được trầm tư tại một thiền viện.

Thiền viện có tên Bát Nhã toạ lạc gần thác Đamb'ri, trên con đường du lịch xinh xắn dài 18,5km từ thị xã Bảo Lộc vào thác. Bát Nhã là tên phiên âm từ chữ Prajnâ trong tiếng Sanskrit (Ấn Độ cổ), có nghĩa là trí tuệ.

Tu viện nằm trọn cả một vùng đồi mà chung quanh mênh mông là trà. Nếu theo lối tam quan, du khách sẽ có được những phút giây tĩnh lặng khi chậm rãi men theo từng bậc đá rêu phong lên tới chánh điện.

Nhưng nếu đi theo cổng phụ, nơi có tảng đá khắc tên Bát Nhã bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, tiếng Sanskrit... để dẫn lối vào tu viện, du khách sẽ thấy lòng lâng lâng hạnh phúc khi bước vào một rừng thông dịu mát và tinh sạch để đến nhà khách. Có những buổi sớm, khi sương chưa kịp tan, còn đọng lung linh nơi đầu ngọn lá, cứ như những giọt ngọc đẹp tinh khiết đến tuyệt vời.

Qua khỏi nhà khách, bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú không ngờ khi bắt gặp một khu thác suối nhân tạo ngay ở trung tâm tu viện. Nơi đây có đá tảng trầm mặc, có mơn mởn cỏ xanh, có tiếng nước róc rách và có sự an lành trong tâm.

Bạn cũng sẽ vô cùng thích thú khi từ nhà khách bước xuống những bậc tam cấp để xuống chánh điện. Do vận dụng thế đất dốc của đồi nên khoảng cách giữa hai nơi khá cao và được xây thành tường đá với những trụ đèn lồng mang nét cổ điển phương Tây làm bạn cứ ngỡ như mình đang lạc bước ở trời Âu.

Rời chánh điện, bạn có thể trở ngược lên nhà khách để theo lối đi qua rừng thông đến thiền đường. Khu vực này rộng đến 2.000m2 và được thiết kế thoáng rộng không có cây cột nào để khỏi bị vướng tầm nhìn cho các Phật tử khi nghe thuyết giảng.

Tượng đài Bông hồng cài áo

Tại ngay trước thiền đường này là một công trình đầy ý nghĩa và thu hút lòng người: công trường mang tên Bông hồng cài áo, thể hiện từ tác phẩm cùng tên của thiền sư Nhất Hạnh đã viết từ mấy mươi năm trước, đã được nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ phổ nhạc, một tác phẩm nhắc nhở về niềm hạnh phúc khi còn có mẹ, mà đến nay vẫn mãi gây xúc động lòng người.

Bông hồng cài áo nay là một công viên lớn được tạo dáng như một đoá  hoa hồng mà mỗi thảm hoa cỏ chính là một cánh hoa và tại trung tâm là tượng đài một người mẹ đang dắt tay hai con hướng về phía trước, được tạc bằng đá trắng, dáng vẻ rạng ngời hạnh phúc. Nếu như du khách có thể ngủ lại đêm tại đây, buổi sớm hôm sau thức dậy sẽ được chiêm ngưỡng hình tượng người mẹ cùng hai con nổi bật trên nền trời buổi rạng đông đẹp tuyệt vời. Và nếu muốn, cũng ngay vào buổi rạng đông này, du khách còn có thể tham dự buổi thiền hành cùng với các thiền sinh khác. Buổi thiền hành vào lúc sáng sớm này, chầm chậm bước theo lối đi ven đồi, men theo bờ thác suối, giữ cho lòng thanh lặng, cùng không khí trong lành và thiên nhiên tươi đẹp chung quanh, sẽ đem lại cho du khách những phút giây yên bình trong cái tâm mà bấy lâu nay đã bị những vật chất cuộc đời làm cho hoen ố.

Mời bạn hãy thử một lần đến nơi đây để có dịp tìm lại chính mình... 

Tảng đá với tên hiệu Bát Nhã dẫn lối vào tu viện
 

Cửa thiền và từng bậc đá rêu phong đưa bước chân du khách lên chánh điện

Tường đá với những trụ đèn lồng mang nét cổ điển phương Tây làm bạn cứ ngỡ như mình đang lạc bước ở trời Âu

Long lanh giọt ngọc

Thiên nhiên đầy cỏ hoa

(Theo SGTT)

Các tin khác

Mặt biển trở nên xôn xao bởi đàn cá sáng lóng lánh thi nhau vượt lên những cơn sóng lao thẳng vào bờ. Mùa cá đối vào bờ cũng là tín hiệu mùa xuân đã về trên phố biển

Người xem sẽ được thưởng thức những điệu nhảy lửa đầy ma thuật, thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của người Pà Thẻn kết hợp với điệu múa sạp uyển chuyển, vui tươi của người Thái

Chiều 30 tết, gia đình người Mông xôi nếp, cắt giấy dó dán bài vị bàn thờ mới và các dụng cụ lao động.

YBĐT - Mùa xuân như một ân nghĩa của trời đất ban cho con người và vạn vật. Với người Mông, mùa xuân là mùa của chim làm tổ, trai gái tìm nhau, trẻ già dòng tộc quên đi những mâu thuẫn để cùng đón năm mới trong tiếng cười nói vui vẻ. Mùa xuân dường như đến sớm hơn ở Tà Xùa. Khi hoa mơ, hoa mận nở trắng rừng, ấy là lúc bản người Mông nhộn nhịp đón Tết.

Dọc đường đi Tây Bắc, hoa cúc quỳ nở đầy bên núi.

Qua miền Tây Bắc vào dịp cuối đông, du khách bất chợt gặp một thảm hoa cải trắng, hoa cúc quỳ vàng, hoa ban đỏ, hoa dẻ ngát hương. Cảm giác va chạm với thiên nhiên, xua đi bao cực nhọc dọc đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục