Chùa Bái Đính, công trình Phật giáo cấp quốc gia của Việt Nam
- Cập nhật: Thứ ba, 24/2/2009 | 12:00:00 AM
Nằm trong địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, du khách đi thêm gần 6 km là tới khu vực chùa Bái Đính. Cách thủ đô Hà Nội trên 100 km, chùa Bái Đính là công trình Phật giáo do một nhóm tư nhân và các quỹ hảo tâm từ thiện đóng góp gây dựng (Công ty TNHH Nguyễn Xuân Trường thiết kế xây dựng và là chủ đầu tư), được coi là lớn nhất Việt Nam về diện tích và quy mô xây dựng.
|
Mặc dù mới hoàn tất trên 30% tổng khối lượng xây dựng, nhưng mỗi ngày chùa Bái Đính đón trên 50.000 người thập phương đến chiêm ngưỡng công trình.
Tam Thế Điện - Pháp Chủ Điện - Tháp Chuông và cổng Tam Quan có diện tích 107ha nằm trong tổng thể rộng 2.000 ha của trung tâm du lịch Tràng An. Chùa có 500 pho tượng La Hán đá nguyên khối do thợ đá làng Ninh Vân, Hoa Lư, Ninh Bình thực hiện, sẽ được đặt dọc hai bên đường từ cổng Tam Quan đến chân Tam Thế Điện (với chiều dài hơn 0,5 km).
Tổng cộng có đến 8.000m3 gỗ quý gồm: sến, táu, lim, vàng tâm được sử dụng làm cột, kèo, mái… Hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, nặng 27 tấn và 36 tấn, được đặt trong Tháp chuông 24 mái, 3 tầng (do nghệ nhân Nguyễn Văn Sứng, thành phố Huế thực hiện).
Chùa dự kiến khánh thành vào giữa năm 2010, để chuẩn bị cho Đại hội Phật giáo thế giới diễn ra tại đây vào tháng 9-2010.
Tháp chuông 3 tầng, 24 mái |
Xung quanh tường tại tòa Tam Thập Điện và Pháp Chủ Điện xây 10.000 ô tượng thắp đèn chiếu sáng, nơi du khách có thể làm từ thiện để sở hữu một ô tượng với giá 5 triệu đồng |
Mặt tiền của Tam Thế Điện |
Ba pho tượng được đúc đồng nguyên khối (đồng được nhập từ Nga), do các nghệ nhân Ý Yên, Nam Định thực hiện. Mỗi pho tượng nặng 50 tấn, toàn bộ được thếp bằng vàng ròng, đặt trong gian chính của Tam Thế Điện. Nơi đây có diện tích 2.400m2, gồm 12 mái, cột trụ cao từ 24m đến 30m |
Đứng từ thềm của Tam Thế Điện nhìn ra phía trước là tòa Pháp Chủ Điện, trước nữa là hồ Đầm Thị, sông Hoàng Long, xung quanh bao bọc bởi núi đá vôi |
Nghê đá - biểu tượng thần linh được làm nguyên khối trước cổng Tam Quan |
Tượng La Hán đá trắng nguyên khối đã hoàn tất được “tập kết” tại khu đất trống trước Tháp Chuông |
Tư thế của mỗi tượng đá La Hán - theo cách nói của người Việt là “đang phù hộ cho một mảnh đất trong tương lai” |
Các tin khác
Ít ai biết được rằng ngay sau quần thể di tích đền Bà Chúa Kho, tại đồi Cổ Mễ, TP. Bắc Ninh lại tồn tại một đường hầm dài hơn 1km ăn sâu hun hút vào lòng đất được xây dựng theo lối kiến trúc "uốn vòm" bằng gạch vữa vôi khá kiên cố...
Vùng núi cao Lào Cai và một số tỉnh Tây Bắc có một mùa tuyệt đẹp để lên ngắm cảnh kỳ thú của ruộng bậc thang. Ðó là mùa đổ nước cấy trồng, cánh đồng như những bức tranh thủy mặc khổng lồ và phong cảnh mùa lúa chín vàng đẹp như mơ... Nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn của du khách xa gần, nhất là khách du lịch châu Âu mỗi khi tới thăm vùng núi Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà...
Kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn; Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Văn hoá thông tin cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) và Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại - CIAT phối hợp tổ chức chương trình kỷ niệm mang tên “Huyền Thoại một con đường”.
Tháng chín cua ra, tháng ba cua vào. Nếu căn cứ vào câu thành ngữ này thì có nghĩa mùa cua sẽ kéo dài từ tháng chín đến tháng ba âm lịch chăng? Hay là một kinh nghiệm của người nông nghiệp đúc kết lại về tập quán sinh sống của loài cua. Có một loài cua sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua làng chài Thắng Cương, huyện Yên Dũng, Bắc Giang gọi là cua ra. Cua ra ở đây chỉ xuất hiện nhiều vào mùa lạnh. Phải chục năm trở lại đây, nhiều khách sành ăn cứ về đòi thưởng thức món cua này.