Phía sau những vụ tai nạn giao thông

  • Cập nhật: Thứ ba, 1/12/2015 | 9:44:48 AM

YBĐT - Mất mát nào cũng đớn đau nhưng mất mát do tai nạn giao thông (TNGT) có lẽ là nỗi day dứt và ám ảnh khôn nguôi với chính các nạn nhân, gia đình và xã hội. Hậu quả TNGT để lại không chỉ mất người, thiệt hại tài sản mà đằng sau những vụ TNGT còn kéo theo nhiều hệ lụy như đói nghèo, bệnh tật…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nhiều gia đình và là gánh nặng cho xã hội.

Men theo con đường nhỏ hẹp, băng qua cánh đồng, cùng đoàn công tác của Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện Trấn Yên, chúng tôi đến thăm gia đình bà Vũ Thị Ngà, thôn Quyết Thắng, xã Y Can, huyện Trấn Yên. Tuy gần 5 năm trôi qua kể từ ngày chồng bà là ông Trần Văn Hiển bị TNGT nhưng bà vẫn còn ám ảnh đến tận bây giờ.

Sau bao năm vất vả làm lụng nuôi các con khôn lớn trưởng thành, dành dụm được chút tiền để làm ngôi nhà cho khang trang, cũng vì cuộc sống thuần nông, không ngành nghề phụ nên sau khi xây xong nhà, ông Hiển bàn với vợ con về Hà Nội xin làm bảo vệ cho một công ty để lấy tiền trả nợ. Lúc rảnh rỗi, ông Hiển về gặt thuê cho người bạn làm cùng ở ngoại thành Hà Nội. Vì trời tối, phóng nhanh nên người bạn chở ông đã đâm vào đống rơm ven đường. Cú đâm xe quá mạnh khiến ông cắm đầu xuống đất, gãy cổ và dập nát hết xương sườn.

“Còn nước còn tát”, nghĩ vậy bà đã chay vạy vay mượn để lo thuốc thang chữa trị cho chồng, sau hơn 4 năm trời nằm liệt giường, ông Hiển đã ra đi để lại bao nỗi đau xót cho gia đình và người thân. Mất đi người chồng, người trụ cột trong gia đình, bao nhiêu gánh nặng dồn hết lên đôi vai bé nhỏ khiến bà Ngà già đi khá nhiều so với tuổi. Nén nỗi đau thương để tiếp tục nuôi con khôn lớn, trưởng thành, bà Ngà luôn răn dạy con phải tuân thủ nghiêm pháp luật về ATGT, đừng để mình và xã hội phải chịu thêm nỗi đau, tổn thất do TNGT gây ra.

May mắn hơn bà Ngà, gia đình chị Đỗ Thị Hội, thôn 4, thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên vẫn còn người thân, mặc dù bị tổn thương, mất sức khoẻ tới 80%. Không giấu được những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò, chị Đỗ Thị Hội ngậm ngùi kể về nguyên nhân của vụ tại nạn của chồng mình. Cũng vì cuộc sống khó khăn, nhà 4 nhân khẩu nhưng chỉ có đúng 1 sào ruộng khoán, không ngành nghề phụ. Hàng ngày, chị chạy chợ còn chồng chị - anh Ngụy Văn Thủy chạy xe ôm để thêm thắt cho cuộc sống gia đình. Không may trong lúc đi đón khách, anh Thủy bị TNGT, cú va chạm với xe tải khá mạnh khiến anh Thủy bị dập não, gãy chân và 4 dẻ xương sườn. Sau hơn 3 năm trời nằm liệt giường, cuối cùng, anh Thuỷ cũng đứng dậy đi được, lúc tỉnh lúc mơ, chỉ làm được chút công việc lặt vặt gia đình. Vậy là bao nhiêu gánh nặng, lo toan cuộc sống rồi thuốc thang hàng ngày lại dồn hết lên đôi vai bé nhỏ của chị. Nợ nần tiền thuốc thang cho chồng không biết khi nào mới trả được rồi chuyện học hành của các con không biết lấy tiền đâu ra, giá như không vì TNGT thì cuộc sống gia đình chị sẽ không trở nên khó khăn thế này.

Theo báo cáo của Ban ATGT huyện Trấn Yên, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 20 vụ TNGT làm chết 6 người, bị thương 39 người, hư hỏng 24 phương tiện, tạm giữ 83 phương tiện, tước giấy phép 39 trường hợp, phạt tiền trên 576 triệu đồng. Để thực hiện công tác bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn huyện cũng như phấn đấu giảm từ 5 - 10% số vụ TNGT mỗi năm, các cấp các ngành, các xã, thị trấn đã làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân về công tác bảo đảm trật tự ATGT qua các hình thức trực quan, băng rôn và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đó là công tác giải phóng hành lang ATGT, công tác triển khai tuyên truyền, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự ATGT cũng được các cấp, các ngành của huyện, đặc biệt quan tâm và có chế tài xử lý mạnh, nhờ đó, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn huyện đã có chuyển biến tích cực; trong đó, TNGT giảm cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương).

Chiến tranh đã đi qua, nghèo đói từng bước được đẩy lùi nhưng TNGT vẫn luôn rình rập hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi người. Vì hạnh phúc của mỗi người, hãy cùng nhau ngăn chặn, đẩy lùi TNGT và thực hiện tốt văn hóa giao thông với thái độ quyết tâm “An toàn mọi lúc - hạnh phúc mọi nơi”.

Thanh Tân

Các tin khác
Lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Mù Cang Chải tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Chế Cu Nha.

YBĐT - Cứ ngỡ sẽ chẳng có gì đặc biệt khi tìm hiểu về công việc của những chiến sỹ cảnh sát giao thông (CSGT) ở tận huyện vùng cao Mù Cang Chải - cái nơi mà: “Anh thấy đấy, đứng cả tiếng đồng hồ chỉ gặp vài xe lưu thông trên đường thôi” như lời Thượng úy Lê Anh Tuấn - Đội phó Đội CSGT, Trật tự và Cơ động, Công an huyện Mù Cang Chải nói với tôi. Ấy thế mà khi đi sâu tìm hiểu về công việc của các anh, tôi “vỡ” ra rất nhiều điều. Những điều ấy, nếu không “3 cùng” với các anh thì có lẽ sẽ không bao giờ tôi biết được.

Các chiến sỹ cảnh sát giao thông hướng dẫn người dân nhận biết mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

YBĐT - Không chỉ thường xuyên có mặt tại các tuyến đường để tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông (ATGT) hay cấp cứu người bị tai nạn mà các chiến sỹ Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) - Trật tự - Cơ động, Công an thị xã Nghĩa Lộ còn ngày đêm thầm lặng “cõng luật” về các thôn, bản, tuyên truyền pháp luật cho bà con dân tộc thiểu số.

Các tổ công tác đẩy nhanh tiến độ rà soát, thống kê, phân loại đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

YBĐT - Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB), đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, UBND tỉnh đã xây dựng xong kế hoạch để phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong tỉnh.

YBĐT - Trong tháng 10/2015, lực lượng cảnh sát giao thông Công an huyện Trạm Tấu phát hiện 49 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, các lỗi chủ yếu là: không đội mũ bảo hiểm, không có đăng ký phương tiện, không có giấy phép lái xe, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục