Bối cảnh, nội dung và ý nghĩa chuyến thăm Yên Bái của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Cập nhật: Thứ sáu, 22/8/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái là mốc lịch sử quan trọng ghi dấu ấn tỉnh Yên Bái lần đầu tiên và duy nhất được đón Bác Hồ. Đây là một vinh dự to lớn, sự cổ vũ, động viên phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc Yên Bái tại sân vận động thị xã.
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm tỉnh Yên Bái trong bối cảnh miền Bắc nói chung, Yên Bái nói riêng vừa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khắc phụ hậu quả chiến tranh, làm tốt cuộc vận động tăng cường đoàn kết toàn dân khôi phục kinh tế thời kỳ 1955 - 1957, bắt đầu bước vào năm đầu của thời kỳ 3 năm phát triển kinh tế - văn hoá, mở rộng cuộc vận động cải cách dân chủ gắn với hoặp tác hoá 1958-1960.
Đây cũng là thời điểm Đảng bộ tỉnh đang tập trung lãnh đạo toàn dân tích cực sản xuất, phấn đấu thực hiện thắng lợi chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về cải tạo XHCN cho các thành phần kinh tế cá thể, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc vận động nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể và tăng cường công tác quản lý thị trường. Đảng bộ cũng đề ra các biện pháp cụ thể để phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội: Mở cuộc vận động thành lập tổ đội công, vận động đồng bào các dân tộc định canh, định cư, đưa ruộng hoang vào canh tác, làm thuỷ lợi, áp dụng giống lúa mới, tăng cường bón phân chuồng và phân xanh, tích cực trồng màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Đến năm 1958, Yên Bái đã xây dựng đuợng 5.364 tổ đội công, thành lập được 4 hợp tác xã. Nhiệm vụ khôi phục và phát triển các ngành nghề lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao có những bước phát triển mới, góp phần ổn định chính trị - xã hội, củng cố thêm lòng tin và quyết tâm của nhân dân đi theo con đường của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn.
Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái là mốc lịch sử quan trọng ghi dấu ấn tỉnh Yên Bái lần đầu tiên và duy nhất được đón Bác Hồ. Đây là một vinh dự to lớn, sự cổ vũ, động viên phong trào cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái.
Chiều ngày 24/9/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn cán bộ cao cấp của Đảng, Chính phủ về thăm Yên Bái. Từ 2 giờ chiều, hàng trăm đại biểu thay mặt các đoàn thể, đại diện các dân tộc đã tề tựu tại sân ga đón Bác. Một chuyến tàu hoả đặc biệt chở Bác từ Lào Cai về Yên Bái. Cùng đi với Bác có bác sỹ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y tế, đồng chí Lê Dung - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cùng một số chuyên viên cao cấp của Trung ương.
Chiều hôm đó, Bác đã làm việc với các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại biểu các ban, ngành, đoàn thể, các huyện thị của tỉnh. Sau khi nghe đồng chí Bí thư Tỉnh ủy báo cáo kết quả 4 năm khôi phục và phát triển kinh tế, Bác đã khen ngợi những thành tích của đồng bào các dân tộc trong tỉnh; Bác ân cần chỉ bảo, cặn kẽ nhắc nhở Đảng bộ và chính quyền phải chăm lo đời sống của đồng bào từ việc to, việc nhỏ, làm sao đời sống được cải thiện, ai cũng có cơm ăn áo mặc, các cháu được học hành. Bác quan tâm đến việc cung cấp thuốc chữa bệnh, muối, dầu hoả, kim chỉ thêu; Bác hỏi đến việc học hành của trẻ em, đến bệnh sốt rét, bướu cổ, các hủ tục lạc hậu…
Sáng ngày 25/9/1958, hàng ngàn đồng bào từ mờ sáng đã tập trung tại Sân vận động thị xã dự mít tinh. Được tin Bác đến thăm và nói chuyện, nhiều người khôgn quản ngại đường xa, đi bộ đến dự mít tinh. Khi Bác bước lên lễ đài trong bộ ka ki màu vàng đã bạc màu, hàng ngàn đồng bào vẫy cờ, hoa hô vang khẩu hiện: “Hồ Chủ tịch muôn năm”, “Đảng Lao động Việt Nam muôn năm”.
Sau đó, cả biển người im lặng chăm chú theo dõi lời Bác dạy. Đầu tiên, Bác chuyển lời thăm hỏi của Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội tới cán bộ, chiến sỹ, đồng bào các dân tộc, khen ngợi và biểu dương thành tích mà Đảng bộ và nhân dân đạt được trong 4 năm qua, đồng thời, Bác chỉ ra những nhiệm vụ trước mắt mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc làm tốt công tác xây dựng Đảng, đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống và nguyện vọng của quần chúng.
Trước hết, Bác nói đến vấn đề đoàn kết dân tộc. Đây là vấn đề số một, hết sức quan trọng, bởi vì: "…Trước kia bọn thực dân phong kiến chia rẽ chúng ta, chia rẽ dân tộc, xúi giục dân tộc này hiềm khích oán ghét dân tộc khác để chúng áp bức, bóc lột chúng ta. Nay chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ". Bằng những hình ảnh ví dụ hết ức gần gũi, sinh động, dễ hiệu, Bác đã nêu ý nghĩa của vấn đề đoàn kết: "…10 dân tộc ở tỉnh nhà như 10 ngón tay. Nếu xoè 10 ngón tay mà bẻ từng ngón, như thế có dễ bẻ không? Nừu nắm chặt cả 10 ngón tay thì có bẻ được không? Nếu kẻ nào chia rẽ thì phải làm thế nào? Thì phải đập và đầu chúng nó…"
Tiếp đến, Bác nói đến việc tăng gia sản xuất; phải làm thế nào để đời sống nhân dân được sướng hơn, được ăn no mặc ấm. Bác khẳng định, để làm được điều đó thì: “Phải tăng gia sản xuất!… đồng bào phải cố gắng làm ăn định canh. Điểm nữa là nên tăng vụ… Thứ ba là về phân bón… Ruộng không có phân như người không có cơm. Người không có cơm có lớn được không?… Muốn có nhiều thóc phải bỏ nhiều phân… Ta nói: nhân dân làm chủ, mà ông chủ, bà chủ lại tự dối ông chủ, bà chủ thì có đúng không? Vì thế không nên sợ tăng vụ, sợ đóng thuế, giấu diện tích mà phải nói thật thì hơn."
Bác còn nhấn mạnh: "Muốn tăng gia sản xuất thì phải có tổ chức, phải có tổ đội công… Thế nào là tổ đội công? Không phải đánh trống, đếm người 1,2,3 rồi báo cáo lên huyện, lên tỉnh. Tổ đội công phải thật sự giúp đỡ nhau, chứ không phải chỉ khai trên giấy. Không phải là cầm tay dắt cổ bảo "anh phải vào tổ đội công" mà phải làm cho đồng bào tư nguyện, tự giác"
Vấn đề thứ ba Bác đề cập đến trong bài nói chuyện là phải tiết kiệm và thực hiện đời sống văn hoá mới. Đó là, tiết kiệm trong tăng gia sản xuất, tiết kiệm trong tổ chức ma chay, cưới xin… Về xây dựng đời sống văn hoá mới gắn với thực hành tiết kiệm, Bác nói: “Đồng bào ta đây có nhiều điểm tốt, nhưng cũng còn có khuyết điểm cần phải sửa chữa dần dân. Hỏi có tiết kiệm không? Cũng có tiết kiệm nhưng lúc đám cưới, mời họ nội, họ ngoài chè chén linh đình, 2 bữa say sưa bằng thích. Nhưng sau đấy nhà trai, nhà gái phải bán trâu, bò, thóc, bán ruộng, đi vay nợ. Như thế là không tốt… đám ma cũng thế. Thường thì chôn cất cũng đủ, nhưng cũng cứ phải chén, thế rồi bán thóc, bán trâu, bán ruộng…"
Bác nêu một ví dụ sinh động về thực hành tiết kiệm: "Bây giờ ví dụ ai cũng tiết kiệm từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn đều tiết kiệm, mỗi người mỗi ngày bớt một dúm gạo thôi, mỗi tháng mỗi người dành nửa ki lô. Trong kháng chiến chúng ta đã làm được. Làm như thế trong tỉnh nhà, mỗi năm tiết kiệm được 750 tấn gạo… Trước kia ta phải đưa gạo từ xuôi lên. Đồng chí Chủ tịch có cho biết là vừa rồi cũng phải đưa lên 300 tấn. Nếu tiết kiệm được như trên thì không phải đưa gạo từ dưới xuôi lên. Làm như thế có khó không? Không khó. Có dễ không? Không dễ. Mà phải có tổ chức.".
Cuối cùng Bác đề nghị "Yên Bái phải thi đua để trở thành một tỉnh khá nhất của các tỉnh miền núi, liệu các cô, các chú có hứa với Bác thực hiện được không?”. Như một làn sóng, mọi người hô vang khẩu hiệu "Quyết tâm". đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh hứa quyết tâm thực hiện lời Bác dạy.
Kết thúc cuộc mít tinh, Bác bắt nhịp cho mọi người cùng đứng dậy hát bài "Kết đoàn"
Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái đã để lại ấn tượng và tình cảm sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; biểu thị sự quan tâm, chăm sóc của Người, là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao đối với sự nghiệp cách mạng ở địa phương.
Đặc biệt, bài nói chuyện của Bác ngày 25/9/1958 mang ý nghĩa hết sức sâu sắc, vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài, có tác động to lớn đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc tỉnh Yên Bái với nội dung thiết thực, cụ thể, bám sát tình hình chính trị - kinh tế - văn hoá -xã hội của tỉnh Yên Bái; đúng, trúng những vấn đề, nhiệm vụ cơ bản trong thời kỳ đầu xây dựng chế độ mới XHCN mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh Yên Bái đặt ra và đang cố gắng thực hiện. Đó là những chỉ thị cụ thể về mọi mặt công tác cho Đảng bộ và nhân dân Yên Bái với các vấn đề như đoàn kết chặt chẽ, làm sao lo cho nhân dân được ăn no, mặc ấm, định canh định cư, tăng gia sản xuất, xây dựng tổ đội công, thực hành tiết kiệm, bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu trong làm ăn, ma chay, cưới xin…
Bài nói chuyện của Bác là lời dạy bảo ân tình, ân nghĩa, ai cũng có thể hiểu được, làm được. Bác đã không dùng lý luận chính trị để giải thích, cũng không đưa những dẫn chứng về những việc đã và đang làm được hay các con số thống kê cụ thể như một cáo cáo thông thường. Bác đã ân cần giảng giải, căn dặn từng vấn đề rất thiết thực, cần làm, nên làm với thái độ ân cần, gần gũi, nêu ra những câu hỏi, sau đố đưa ra những câu trả lời khiến ai ai cũng cảm thấy dễ hiểu, ấm lòng, thấm thía.
Tự bản thân bài nói của Bác đã toát lên mọi tư tưởng, hành động cách mạng, hệ thống lý luận sắc bén gắn bó với thực tiễn cách mạng ở địa phương, gần gũi với đời sống nhân dân, thể hiện tấm lòng, tình cảm, phẩm chất đạo đức cao đẹp của Bác.
(Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái)
Các tin khác
YBĐT - Trong những năm 1926 – 1927, phong trào cách mạng tiếp tục lên cao. Tổ chức “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” do Bác sáng lập năm 1925 phát triển khá mạnh. Trong lúc đó tổ chức “Việt Nam Quốc dân đảng” cũng đang ráo riết chuẩn bị bạo động. Khi đó, Bác Hồ đang hoạt động tại Xiêm (Thái Lan).
YBĐT - Đảng bộ xã Phong Dụ Hạ (Văn Yên - Yên Bái) có 131 đảng viên sinh hoạt ở 11 chi bộ. Nhiều năm qua, Đảng bộ xã luôn được đánh giá là đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác xây dựng và phát triển Đảng. Tuy nhiên, tác phong, lề lối tinh thần sáng tạo và hiệu quả công tác của một số cán bộ, đảng viên vẫn còn hạn chế. Điều đó đã được Đảng bộ nhìn nhận và đánh giá qua đợt sinh hoạt chính trị lớn: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
YBĐT - Khi tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, UBND và khối đoàn thể xã Bản Công, huyện Trạm Tấu (Yên Bái), có một điểm làm chúng tôi rất ngạc nhiên, đó là tuổi đời của các đồng chí hầu hết còn rất trẻ, đều dưới 35 tuổi.
YBĐT - Từ những năm bốn mươi của thế kỷ trước, dù ở tận miền Tây Bắc xa xôi, dân trí còn lạc hậu, thiếu thông tin với bên ngoài, nhưng bà con người Mường ở vùng Mường Lò nói chung và ở xã Sơn A, huyện Văn Chấn (Yên Bái) nói riêng, đã sớm biết đến Đảng và Bác Hồ kính yêu. Bởi vì, vùng bà con người Mường sinh sống được xác định là "địa bàn an toàn" nên cán bộ cách mạng thường đến tuyên truyền vận động bà con đi theo cách mạng.